FT: Mỹ-Trung đối đầu, EU có thể hứng đủ ‘cơn lũ’ hàng giá rẻ từ Trung Quốc vì lục đục nội bộ
EU lo ngại khối sẽ phải vật lộn để chống trả trong một cuộc chiến thương mại toàn cầu do Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu.
- 16-12-2024Lệnh trừng phạt chưa dứt, đồng rúp có thể tiếp tục mất giá: Nga còn lại bao nhiêu lựa chọn để can thiệp?
- 16-12-2024Quyết 'cai nghiện' khí đốt Nga nhưng một quốc gia EU vừa tuyên bố không loại trừ khả năng nhập khẩu năng lượng từ Moscow vì rất cần 'giá rẻ'
- 16-12-2024Đòn giáng mới vào kinh tế đầu tàu châu Âu, đẩy giá điện lên mức kỷ cao kỷ lục trong gần 2 thập kỷ: Đến thời tiết cũng hoá trở ngại, "năng lượng bẩn" thành cứu cánh
Liên minh châu Âu (EU) lo ngại sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên sẽ khiến khối này không thể chống lại làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, tờ Financial Times đưa tin.
Trước đó, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dọa sẽ đánh thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách giành lại thị phần đã mất tại Mỹ bằng cách bán phá giá nhiều hàng hóa hơn vào các thị trường khác, bao gồm EU.
“Cơn lũ” hàng giá rẻ của Trung Quốc sẽ khiến các nhà sản xuất trong khối phải vật lộn để cạnh tranh, dẫn đến khả năng EU thực hiện hành động thương mại trả đũa.
Nhưng các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng các biện pháp thương mại truyền thống của EU sẽ được triển khai quá chậm và phụ thuộc vào sự đồng thuận của các quốc gia thành viên. Trong khi đó, một số nước EU có thể muốn hòa hảo với Trung Quốc.
Một nhà lập pháp EU giấu tên cho biết: “Với Trung Quốc, chúng ta đã thấy EU dễ dàng chia rẽ như thế nào khi các nước khác gây sức ép”.
Tháng 10, Đức và 4 quốc gia EU khác đã bỏ phiếu chống lại thuế quan đối với xe điện Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu cognac – đòn trả đũa vào Pháp khi nước này ủng hộ các biện pháp thuế quan xe điện.
Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc có thể quyết định áp đặt thuế quan và trợ cấp nhanh chóng. Do đó, một số quan chức lo ngại rằng cam kết tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ khiến EU phải vật lộn để bảo vệ ngành sản xuất của khối.
Sabine Weyand, quan chức thương mại hàng đầu của Ủy ban châu Âu (EC), cho biết: “Chúng ta cần tăng cường các công cụ ‘bảo vệ’. EU chỉ có thể duy trì cam kết thị trường cởi mở nếu khối bảo vệ được thị trường chung”.
Các cuộc thảo luận, hiện đang ở giai đoạn đầu, diễn ra sau khi phó chủ tịch EC Stéphane Séjourné cảnh báo rằng EU không thể là điểm đến cho hàng hóa dư thừa toàn cầu.
Mark Williams, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, cho biết: “Thị trường nào có nhiều rào cản thương mại đối với hàng hóa Trung Quốc, thì các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ đến các thị trường khác”. “EU thường tuân thủ chặt chẽ các quy tắc và điều này hạn chế những gì EU có thể làm”.
Khi Ủy ban châu Âu đề xuất thuế quan, các quốc gia thành viên sẽ bỏ phiếu. Tuy nhiên, nếu 4 hoặc nhiều quốc gia thành viên chiếm ít nhất 35% dân số bỏ phiếu phản đối, thì đề xuất không được áp dụng.
Theo FT
Nhịp Sống Thị Trường