Gà trống gáy 1 tiếng, ai cũng phải lắng nghe, đời người muốn bay cao nhất định phải làm trọn vẹn 5 điều này: Đỉnh cao của tu dưỡng là kiếm soát được chính mình!
Chúng ta vẫn thường mải mê chạy theo những tiêu chuẩn làm giàu của xã hội mà quên rằng đủ đầy hay không là do bản thân làm nên.
- 26-12-2021Mãn nhãn với độ chịu chơi của Jeff Bezos: Ông hoàng "tằn tiện" chuyên đi săn đồ sale nhưng riêng khoản xe cộ thì khó ai bằng
- 25-12-2021‘Phiên bản nam của Lý Tử Thất’: Từ Thạc sĩ trường Đại học danh tiếng đến người làm vườn - Youtuber nổi tiếng, bắt đầu lại từ con số ‘0’, anh chàng thành công nhờ bí quyết này!
- 25-12-2021Sau tuổi 40, đây mới là cách sống thông minh nhất của người đẳng cấp: Tất cả gói gọn trong 1 từ này, ngẫm ra càng sớm càng bớt hối tiếc
Cuộc sống có giới hạn, vậy mục đích sống của chúng ta là gì? Nhà văn Lâm Thanh Huyền đã từng đưa ra một câu trả lời xuất sắc:
"Cuộc sống đơn giản là theo đuổi để trở thành một phiên bản của chính mình tốt hơn, tài năng hơn và nhiệt huyết hơn". Trên thực tế, bậc thầy thực sự là những người có thể kiểm soát cuộc sống của chính mình. Chỉ khi làm chủ cuộc đời của bản thân, chúng ta mới vững vàng để bay đến những đỉnh cao mới.
Để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình và làm giàu cho bản thân, bạn chỉ cần làm tốt 5 điểm này.
1. Kiểm soát miệng của mình
Một cuộc đối thoại như sau đã được ghi lại trong tác phẩm triết học. Có người hỏi: "Nói không ngừng có ích lợi gì không?". Mặc Tử đã đưa ra một ví dụ tinh tế:
"Ếch, ruồi bọ ngày nào cũng kêu nhưng không ai để ý đến. Còn gà trống trong sân chỉ gáy vài ba tiếng lúc rạng sáng, người ta dậy ngay khi nghe thấy". Ở đời, có tiếng nói là điều kiện cơ bản nhất, nhưng khả năng nói còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi người.
Người xưa có câu: "Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu". Có những người khi gặp điều không may, điều đầu tiên họ làm đó là oán thán kể khổ. Ngược lại, những người đã trải qua sóng to gió lớn thì lặng lẽ giải quyết mà không kêu ca.
Những người thực sự thành công sẽ hiểu điều này: Thà sử dụng bộ não thường xuyên hơn là dùng đến cái miệng. Cuộc sống có những nỗi buồn và niềm vui là chuyện đương nhiên. Than phiền không giúp vấn đề được giải quyết. Quản cái miệng không tốt, họa đến lúc nào không hay.
Hình minh họa. Ảnh: Vecteezy
2. Quý trọng sức khỏe
Trong cả cuộc đời, chúng ta luôn đòi hỏi quá nhiều: Tiết kiệm nhiều hơn, mua xe và nhà tốt hơn... Nhìn bề ngoài, mọi người đều có vẻ giống nhau, cùng chiều cao và cân nặng, và họ bận rộn ngày đêm. Nhưng sau khi đổ bệnh một lần thì hoàn toàn khác.
Đối mặt với bệnh tật, không ai là ngoại lệ. Không quan trọng bạn là đàn ông hay phụ nữ, già hay trẻ, chưa kể bạn có xe hay nhà... Dù bạn là ai, bệnh tật đều có thể ập đến.
Đánh đổi mạng sống của mình để lấy tiền có đáng không? Cuộc sống luôn "công bằng", nếu bạn không có thời gian để nghỉ ngơi, bạn phải có thời gian để "ốm".
Chúng ta không cần phải theo đuổi để giống với bất kỳ ai, thay vào đó hãy chăm sóc cơ thể và tâm trạng của bản thân. Làm được điều này, bạn là người giàu nhất.
Có một câu nói như thế này: "Thỉnh thoảng hãy đặt tay lên ngực và cảm nhận tiếng tim đập. Ngày nay, 7 tấn máu đã đi được quãng đường 100.000 km". Các cơ quan trong cơ thể đã làm việc vất vả, vậy cớ gì chúng ta lại tự chuốc lấy tổn thương?
Sống hết mình là được, nhưng đừng để phải trả giá bằng sức khỏe bản thân. Suy cho cùng, làm việc chăm chỉ, cuối cùng chưa có thể không giành được gì, nhưng chắc chắn sẽ hao tổn sức khỏe.
3. Kiềm chế cảm xúc
Bacon từng nói: "Dù bạn có tức giận của mình như thế nào, đừng làm điều gì không thể cứu vãn được". Cảm xúc giống như con quỷ bên trong của chúng ta. Chỉ có hai trường hợp: Bạn kiểm soát nó hoặc nó kiểm soát bạn.
Khi những cảm xúc tồi tệ lên ngôi, cuối cùng bạn là người phải trả giá. Nhưng chỉ cần bạn bình tĩnh lại một chút và đợi cảm xúc qua đi thì mọi chuyện sẽ không thành vấn đề.
Rõ ràng trong một cuộc tranh luận, cảm xúc không thể giải quyết được vấn đề mà chỉ làm mâu thuẫn thêm căng thẳng. Thay vào đó, suy nghĩ bằng lý trí sẽ giúp chúng ta làm chủ được tình thế và cư xử đúng đắn hơn, tránh mang lại hậu họa về sau.
Mức độ cao của cuộc sống là làm mọi việc một cách khôn ngoan và là một người tỉnh táo.
Hình minh họa. Ảnh: Medium
4. Kỷ luật tự giác
Nằm xuống rất thoải mái, chợp mắt một chút cũng rất dễ dàng, ăn một bữa thả ga cũng đủ khiến chúng ta vui vẻ... Tuy nhiên, sau đó, bạn sẽ nhận lại điều gì? Tại sao mọi người phải kỷ luật mình?
Bởi vì kỷ luật bản thân thực chất là tự cứu lấy chính mình. Khi bạn bắt đầu tự rèn luyện, chắc chắn chúng ta sẽ không thể thoải mái như những khi nuông chiều bản thân. Hành trình có thể đau đơn, nhưng kết quả nhận lại chắc chắn sẽ xứng đáng với những gì bỏ ra.
Có một bộ phim tên là "Trăm nhân duyên". Nữ chính đã ngoài 30, cuộc đời sa sút vô cùng. Cuộc sống hàng ngày của cô là một vòng lặp lại duy nhất: Ở nhà ăn đồ ăn vặt, chơi game từ sáng đến tối. Không việc làm, không tình yêu, không ước mơ, chỉ có thân hình mập mạp ...
Thậm chí, chính cô cũng từng nói: "Tôi chỉ đáng giá 100 tệ". Một ngày nọ, cô đi ngang qua một phòng tập và nhận ra mình phải thay đổi. Cô bắt đầu ăn uống lành mạnh, thay đổi cách làm trước đây, nhất quyết tập luyện mỗi ngày.
Trải qua nhiều thử thách, cuối cùng cô gái "thất bại" ngày nào đã trở thành một phiên bản trái ngược hoàn toàn.
Có người nói rằng: "Cái gọi là kỷ luật tự giác là một nguyên tắc quan trọng để giải quyết khó khăn của cuộc đời với một thái độ chủ động và tích cực".
Hình minh họa. Ảnh: iStock
5. Làm những điều mình thích
Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có một ước mơ cho mình. Được sống và theo đuổi ước mơ giúp cuộc đời đáng sống hơn. Hàng ngày vật lộn với những điều mình không thích chỉ khiến tinh thần và sức khỏe của chúng ta suy kiệt.
Khi được làm điều mình thích, dù vấp ngã cũng sẽ không nặng nề. Khi chạm tay tới ước mơ, cuộc đời coi như đã trọn vẹn.
Ngày nay có nhiều người chạy theo những tiêu chuẩn của xã hội để rồi bỏ quên ước mơ của mình. Áp lực phải giàu có, phải thành công khiến họ đuổi theo những vị trí mà xã hội đánh giá cao. Trên thực tế, bất kỳ công việc nào cũng đáng quý, chỉ cần bạn cố gắng hết mình, một ngày nào đó trái ngọt sẽ tìm đến.
Người lắng nghe bạn nhiều nhất và luôn đồng hành với bạn trên đời này không phải bất cứ ai khác mà là chính bạn. Sống là một quá trình không ngừng nhìn nhận thực tại và nhìn rõ bản thân mình.
Cuộc sống chỉ thực sự giàu có khi bạn biết kỷ luật chính mình. Hiểu được giá trị và đam mê của bản thân, chúng ta mới có thể "chinh chiến" trên hành trình mới.
Theo Aboluowang