Gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công tạm ứng biến thành “nợ khó đòi”
Trong tổng số hơn 2.115 tỷ đồng tiền tạm ứng, hiện đã có tới gần 1.000 tỷ đồng quá hạn, trở thành “nợ khó đòi” là thực trạng chung tại hàng loạt dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- 18-09-2022Giải ngân đầu tư công chậm là câu chuyện “dài nhiều kỳ” về sự lãng phí
- 17-09-2022Thủ tướng: Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam
- 17-09-2022Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bình Đông
Các nhà thầu đã tạm ứng hơn 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư công tại tỉnh Đắk Lắk, nhưng hàng loạt dự án chậm trễ triển khai thi công khiến khoản tạm ứng quá hạn lên đến gần 1.000 tỷ đồng. Đòi lại tiền, Đắk Lắk sẽ có điều kiện tăng tỷ lệ giải ngân ở các dự án có tiến độ tốt. Tuy nhiên đây là bài toán khó vì không ít trường hợp doanh nghiệp đang gặp sự cố trong sản xuất kinh doanh, tiền tạm ứng biến thành nợ khó đòi. Mặt khác UBND tỉnh cũng lo rằng, nếu thu hồi tiền và chấp nhận dự án bị chậm tiến độ có thể bị Trung ương cắt vốn đầu tư.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai giai đoạn 2020-2023 có tổng mức đầu tư 1.509 tỷ đồng, đến nay đã bố trí vốn 1.044 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ dự án rất chậm với khối lượng thi công chỉ đạt khoảng 8%, tương ứng với giá trị thi công khoảng 80 tỷ đồng. Trong khi đó, số tiền tạm ứng của các nhà thầu lên đến hơn 220 tỷ đồng.
Ông Phan Xuân Bách, Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk - chủ đầu tư dự án cho biết, một số nhà thầu tạm ứng nhưng hầu như không thi công, tiền tạm ứng trở thành “khoản nợ khó đòi”.
VOV