Gạo Việt giảm mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 35,5% thị phần.
- 29-09-2016Vì sao cách một con sông mà gạo Việt không bằng Campuchia?
- 20-09-2016Trung Quốc "làm khó" hạt gạo Việt, doanh nghiệp nói gì?
- 19-09-2016Trung Quốc dựng thêm rào cản gạo Việt
- 05-09-2016Indonesia không nhập khẩu gạo Việt Nam trong năm 2016
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 9/2016 ước đạt 396 nghìn tấn với giá trị đạt 176 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 3,76 triệu tấn và 1,69 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá gạo xuất khẩu bình quân thời gian qua đạt 449 USD/tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Xét về thị trường, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 35,5% thị phần. Thống kế cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,18 triệu tấn và 538 triệu USD, giảm 21,4% về khối lượng và giảm 12,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, Gana - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam chiếm 11% thị phần, xuất khẩu gạo sang thị trường này 8 tháng đầu năm 2016 đạt 343 nghìn tấn và 166,4 triệu USD, tăng 36,9% về khối lượng và tăng 30,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý là thị trường Indonesia – thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam chiếm 9,4% thị phần, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 359 nghìn tấn và 142,5 triệu USD, tăng gấp 24,3 lần về khối lượng và gấp 25,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Ngoài ra, thị trường Angola tăng gấp 4,6 lần về khối lượng và 3,6 lần về giá trị. Các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippin (67,4%), Malaysia (43,3%), Singapore (35,7%), Bờ Biển Ngà (25,3%) và Đài Loan (14,1%).
Doanh nghiệp Việt Nam