Gạo Việt Nam được các nhà nhập khẩu thu mua với giá cao
Theo đại diện Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), gạo Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu thu mua với giá cao do chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện.
- 05-12-2020VFA lý giải vì sao đem gạo ST25 ngon nhất thế giới đi thi để giành giải nhì?
- 02-12-2020Trung Quốc mua gạo Ấn Độ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ
- 24-11-2020Banglades mua thêm gạo, Philippines dừng mua
Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã và đang dần dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo thơm, gạo japonica, gạo nếp.
Điều này góp phần nâng cao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng năm nay bình quân đạt khoảng 493 USD/tấn, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ giữa tháng 7 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng và đến nay đã vượt qua giá gạo cùng chủng loại của nhiều nước, vượt Thái Lan để vươn lên dẫn đầu thế giới. Dự kiến giá gạo Việt Nam sẽ vẫn duy trì ổn định đến cuối năm.
Chất lượng cải thiện, gạo Việt Nam được các nhà nhập khẩu thu mua với giá cao. Ảnh minh họa - Dân trí.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU ( EVFTA ) có hiệu lực và gần đây Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức lại khâu sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các quy định khắt khe của các thị trường khó tính.
Đồng thời, góp phần tận dụng các ưu đãi về thuế quan, nâng cao khả năng cạnh tranh để thúc đẩy xuất khẩu vào khu vực thị trường EU và RCEP.
Theo đại diện Cục Xuất Nhập khẩu, về lâu dài, tái cơ cấu sản xuất lúa gạo cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác cần phải theo hướng lấy tín hiệu thị trường để định hướng quy hoạch và tổ chức lại sản xuất.
Đặc biệt, việc tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu sẽ là biện pháp giúp ổn định được hoạt động tiêu thụ với mức giá có lợi và nâng cao thu nhập của người nông dân.
VTV