MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Gặp" công ty kiếm chục tỷ USD mỗi tháng từ rác thải ở Mỹ

16-10-2016 - 07:17 AM | Tài chính quốc tế

Ở phân xưởng Covanta vùng ngoại ô Philadelphia, người ta không chỉ có thể tạo ra điện năng từ việc đốt hàng đống rác thải, mà còn có thể sản xuất hàng đống đồng xu đen bóng.

Covanta ước tính, mỗi năm, người Mỹ vứt đi khoảng khoảng 61,8 triệu USD tiền xu lẻ. Tiền xu bị vứt đầy trên bàn ăn, dưới sàn nhà hoặc vứt cùng với đống hóa đơn khi họ dọn dẹp ví tiền. Cuối cùng, số phận của chúng kết thúc trong bãi rác.

Đứng trước thực tế diện tích đất trống để đổ rác không bắt kịp khối lượng rác thải tăng lên ngày một nhiều, chi phí chứa và phân hủy rác tăng 25% so với 10 năm trước, Covanta và một số công ty khác đã cùng nhau phát minh ra nhiều cách thức khác nhau để biến hàng núi rác thải thành vật dụng tái chế hoặc vật liệu có thể đem đi bán.

“Đó quả là một công việc tuyệt vời”. Alex Piscitelli – người quản lý khu xưởng tại Chester, Pennsylvania – nơi Covanta phát triển kỹ thuật tự động tách đồng xu lẻ khỏi kim loại có thể bị nung chín chia sẻ.

Mỗi năm, người Mỹ ném đi khoảng 7,5 triệu tấn kim loại vào các đài phun nước. Nếu tách ra, khối lượng thép trong đó đủ để xây 90 chiếc cầu cổng vàng và khối lượng nhôm đủ để sản xuất 40 tỷ lon bia.

Năm 2011, Covanta quyết tâm khôi phục kim loại từ rác thải tại các xưởng sản xuất điện của mình. Chi phí đầu tư thiết bị là 70 triệu USD. Sau 5 năm, công ty này đã khôi phục được hơn 2 triệu tấn kim loại để bán cho các công ty tái chế. Năm ngoái, mảng hoạt động này đã đem về 61 triệu USD – tương đương với 3,7% doanh thu của Covanta. Như vậy, tổng doanh thu mỗi tháng của Convata là gần 14 tỷ USD.

Những chiếc thìa bỏ đi được tác ra để khôi phục lại.
Những chiếc thìa bỏ đi được tách ra để khôi phục lại.

Mặc dù giải quyết được vấn đề của xã hội, kế hoạch khôi phục tiền xu của Covanta đã bị trì hoãn gần 1 năm. Cục sản xuất kim loại Mỹ thường mua lại đồng xu lẻ từ người dân, sau đó đem đi nung nóng để chế tạo đồng xu mới. Nhưng đến tháng 11/2015, chính phủ đã đình chỉ tất cả các hoạt động mua bán đồng xu nhằm đánh giá mức độ an ninh của hoạt động mua bán đồng xu và đảm bảo tính minh bạch, chính trực trong việc đúc đồng xu, giữa bối cảnh nghi ngờ có tiền đồng xu giả. 3 công ty đã bị buộc tội trả tổng cộng 5,5 triệu USD tiền đồng xu giả được nhập từ Trung Quốc.

Nhà máy điện của Covanta ở Chester sản xuất được khoảng 80 MW từ khoảng 3.500 tấn rác được thải ra mỗi ngày từ các thị trấn trong vùng Delaware, Philadelphia. Sau khi đem đốt rác ở một nhiệt độ nhất định để chạy máy phát điện, còn lại kim loại, đá và tro tàn, một hệ thống nam châm cực mạnh có nhiệm vụ hút phần kim loại chứa sắt lẫn trong rác ra ngoài để đem đi bán.

Một thời gian sau khi Cục đúc tiền kim loại Mỹ có chương trình mua lại đồng xu, Piscitelliai và nhóm của anh phát minh ra một hệ thống tách riêng đồng xu ra khỏi kim loại không chứa sắt, đá và tro tàn. Theo đó, 1kg đồng xu 1 cent có bán được khoảng 19 USD.

"Tôi đã làm trong nghề này 30 năm", Bossotti cho biết. "Khi tôi chứng kiến hàng đống đồng xu lẫn trong rác, tôi thực sự đã tỉnh ngộ".

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên