MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gặp gỡ "bà trùm" chuỗi thương hiệu F&B: Lối đi nào cho ngành F&B hậu Covid-19?

25-10-2021 - 19:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Gặp gỡ "bà trùm" chuỗi thương hiệu F&B: Lối đi nào cho ngành F&B hậu Covid-19?

Cuộc gặp gỡ với “bà trùm” thương hiệu F&B Đặng Thị Trà Giang diễn ra ngay sau ngày Hà Nội ra thông báo “hết hạn” giãn cách, mở lại hàng quán trên toàn thành phố. Trải qua 2 tháng nghỉ dịch, Trà Giang vẫn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng cho một hành trình mới.

Sau hơn 6 năm khởi nghiệp, Trà Giang đã sở hữu hàng loạt các thương hiệu chuyên về đào tạo và kinh doanh trong ngành F&B (ẩm thực), chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như Trung tâm đào tạo pha chế Namas, Chuỗi Lofita Tea & Coffee, ThaiDetox,… đem lại nguồn thu nhập đáng mơ ước. Tuy nhiên đối mặt với thách thức từ đại dịch Covid-19, Trà Giang cũng có không ít nỗi niềm trăn trở.

Gặp gỡ bà trùm chuỗi thương hiệu F&B: Lối đi nào cho ngành F&B hậu Covid-19? - Ảnh 1.

Chào Trà Giang, được biết bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B và chăm sóc sức khỏe, vậy thời điểm dịch này có ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào?

Tuân thủ chỉ thị giãn cách xã hội của Chính phủ, công việc kinh doanh của mình cũng phải tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên trong hơn 2 tháng vừa qua mình đã dành thời gian tập trung chủ yếu vào việc đào tạo nhân sự và hoàn thiện về quy trình, công nghệ cũng như bộ máy tổ chức của các công ty để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Cùng những kết quả khởi sắc ban đầu đạt được, mình cũng rất mừng khi vừa có thông tin Hà Nội được mở cửa lại thì các thương hiệu bên mình đã liên tục nhận được rất nhiều lời mời nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, kết nối hợp tác, đầu tư.

Với những mô hình kinh doanh F&B hiện tại, theo bạn sẽ có những xu hướng kinh doanh F&B nào "lên ngôi" trong thời điểm hậu Covid-19 này?

Trong lĩnh vực F&B, theo kinh nghiệm cá nhân mình thấy vấn đề mặt bằng kinh doanh rất đáng lưu tâm. Các doanh nghiệp cần nghiêm túc nghiên cứu lại vấn đề chi phí mặt bằng, đặc biệt với những mặt bằng kinh doanh có diện tích, quy mô lớn. Đồng thời chúng ta cũng cần tối ưu hóa bộ máy nhân sự và các chi phí cho truyền thông - marketing, làm thương hiệu để có kế hoạch nhân sự chất lượng và thu chi hợp lý, hạn chế những khoản phát sinh lãng phí. Thời gian tới, các thương hiệu nên đẩy mạnh mô hình chuyển đổi số, thêm các kênh online nhiều hơn để tiếp cận khách hàng.

Bên cạnh các sản phẩm F&B thông thường, thời điểm trong và sau dịch bệnh mọi người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các xu hướng đồ ăn - đồ uống healthy kết hợp với trendy. Yếu tố sức khoẻ được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu, chính vì vậy chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn đến những sản phẩm dinh dưỡng như nước detox, sữa hạt, eat clean, chay dinh dưỡng, thực dưỡng, trà thảo mộc…

Theo bạn, ngành F&B sẽ có những khó khăn như thế nào trong thời gian sắp tới?

Hiện tại và trong tương lai, chắc chắn ngành F&B sẽ có nhiều chuyển dịch. Như mọi người cũng thấy các chuỗi lớn cũng đang lao đao bởi vấn đề mặt bằng và nhân sự. Đặc biệt là trong vấn đề nhân sự, bởi do ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều nhân viên đã chuyển ngành, về quê hoặc tự "start-up".

Gặp gỡ bà trùm chuỗi thương hiệu F&B: Lối đi nào cho ngành F&B hậu Covid-19? - Ảnh 2.

Việc đào tạo lại nhân sự sau Covid rất quan trọng và nó có tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và sản phẩm của các chuỗi F&B sau Covid-19. Chúng ta sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức để tái khởi động lại hệ thống này.

Trong thời điểm hậu Covid này, Trung tâm đào tạo trong ngành F&B của Trà Giang có những đổi mới gì không?

Trong thời gian nghỉ dịch, Trà Giang đã có nhiều thời gian hơn để lắng nghe học viên và đối tác. Qua đó mình nhận thấy mọi người còn đang bị thiếu hụt khá nhiều về những kiến thức vận hành kinh doanh, marketing, hay sale trong ngành F&B và Healthy này.

Gặp gỡ bà trùm chuỗi thương hiệu F&B: Lối đi nào cho ngành F&B hậu Covid-19? - Ảnh 3.

Do vậy, Trung tâm đào tạo pha chế Namas của mình đã tổ chức thêm nhiều khóa học về kinh doanh vận hành, marketing, nhượng quyền, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực F&B và healthy chuyên sâu. Rất vui khi Namas đã nhận được nhiều sự tin tưởng, ủng hộ, tham gia của các học viên trên khắp cả nước và cả nước ngoài. Trong thời gian ở nhà, mọi người đều học trực tuyến nên mình nhận thấy cơ hội tiềm năng này rất cao.

Bạn có gợi ý bí quyết nào có thể giúp các doanh nghiệp trong ngành F&B tái khởi động lại hậu Covid-19 hiệu quả không?

Trong bất cứ thời điểm nào, trước, trong hay sau Covid-19 thì việc đầu tiên chúng ta cần phải chú ý chính là tinh thần phải luôn lạc quan, giữ vững niềm tin với lĩnh vực mà mình đã lựa chọn nếu đó đúng là ikigai của mình.

Ngoài ra, mọi người cũng nên cập nhật các kiến thức về chuyên môn, về ngành F&B, về dinh dưỡng, về vận hành, marketing để có thể mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình, cũng như đa dạng dịch vụ cho khách hàng khám phá và trải nghiệm.

Không ngừng học hỏi, lan tỏa và kết nối để nhiều người biết về thương hiệu cũng như chia sẻ các sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đang cung cấp tới các hệ sinh thái, cộng đồng thì mới có cơ hội nhân bản, nhượng quyền hay chuyển giao công nghệ tốt hơn.

Gặp gỡ bà trùm chuỗi thương hiệu F&B: Lối đi nào cho ngành F&B hậu Covid-19? - Ảnh 4.

Để làm được điều đó, Trà Giang đã mất rất nhiều năm nghiên cứu, đúc kết và chắt lọc ra những kinh nghiệm thực tế để có thể chia sẻ với mọi người. Nếu mọi người thực sự quan tâm thì có thể liên hệ với Trà Giang hoặc tham khảo thêm các Workshop miễn phí mà Trà Giang thường tổ chức mỗi tuần để cơ hội cùng làm quen, chia sẻ, giao lưu và kết nối nhiều hơn nữa nhé.

Chúc các bạn vững vàng vượt qua đại dịch!

Rất cảm ơn những chia sẻ rất thực tế và hữu ích của Trà Giang. Chúc bạn và các thương hiệu ngày càng phát triển thành công hơn nữa!

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên