GDP (PPP) Việt Nam được dự báo vượt Úc, Ba Lan tiến vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Năm 2022, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP (PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.321 tỷ USD, xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 25 thế giới.
- 26-05-2023Khu công nghiệp được ông lớn trong chuỗi cung ứng cho Apple đặt nhà máy sản xuất Macbook, iPad có vị trí địa lý ra sao?
- 23-05-2023Được IMF nhận định là ngôi sao sáng và sẽ tăng trưởng gấp đôi toàn cầu, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 dự báo đứng thứ mấy thế giới?
- 23-05-2023Khu công nghiệp vừa gần cảng biển nước sâu vừa gần siêu sân bay 110.000 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam
Khu vực Đông Nam Á
Năm 2022, Indonesia là quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 4.037 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.482 tỷ USD. Việt Nam xếp thứ 3 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.321 tỷ USD.
Philippines xếp thứ 4 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.171 tỷ USD. Malaysia xếp thứ 5 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.135 tỷ USD. GDP (PPP) Singapore đạt khoảng 719,08 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.
Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Đông Timor lần lượt xếp thứ 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP (PPP) đạt 261,17 tỷ USD; 89,57 tỷ USD; 68,84 tỷ USD; 31,14 tỷ USD; 7,5 tỷ USD vào năm 2022.
Năm 2023, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.451 tỷ USD, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.399 tỷ USD.
Thái Lan được dự báo xếp thứ 2 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.591 tỷ USD. Philippines xếp thứ 4 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.289 tỷ USD. GDP (PPP) Malaysia đạt khoảng 1,231 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP (PPP) đạt 757,23 tỷ USD; 278,16 tỷ USD; 98,41 tỷ USD; 74,31 tỷ USD; 33,39 tỷ USD và 5,07 tỷ USD vào năm 2023.
Đến năm 2026, quy mô GDP (PPP) Việt Nam được IMF dự báo đạt khoảng 1.872 tỷ USD, vượt qua Thái Lam và xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 5.402 tỷ USD.
Thái Lan được dự báo xếp thứ 3 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.861,74 tỷ USD. Philippines xếp thứ 4 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.631 tỷ USD. GDP (PPP) Malaysia đạt khoảng 1.487,2 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP (PPP) đạt 862,57 tỷ USD; 318,59 tỷ USD; 125,65 tỷ USD; 88,96 tỷ USD; 38,7 tỷ USD và 5,61 tỷ USD vào năm 2026.
Giai đoạn 2026 – 2028, quy mô GDP (PPP) của Việt Nam được dự báo liên tục xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2028, quy mô GDP (PPP) Việt Nam được dự báo đạt khoảng 2.211 tỷ USD. Trong khi đó, quy mô GDP (PPP) Thái Lan được dự báo đạt khoảng 2.051 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Indonesia vẫn là quốc gia được dự báo có quy mô GDP (PPP) dẫn đầu khu vực, đạt khoảng 6.174 tỷ USD. Philippines xếp thứ 4 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.915 tỷ USD. GDP Malaysia đạt khoảng 1.666 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP (PPP) đạt 939,82 tỷ USD; 351,62 tỷ USD; 147,21 tỷ USD; 100,61 tỷ USD; 42,72 tỷ USD và 6,17 tỷ USD vào năm 2028.
Thế giới
Xét trên quy mô thế giới, năm 2022, quy mô GDP (PPP) Việt Nam xếp thứ 25 trên thế giới. Năm 2022, quy mô GDP (PPP) Việt Nam xếp dưới một số quốc gia châu Âu như Úc, Ba Lan. Cụ thể, GDP (PPP) Úc đạt khoảng 1.629 tỷ USD, xếp thứ 20 trên thế giới; GDP (PPP) Ba Lan đạt khoảng 1.637,22 tỷ USD, xếp thứ 19 trên thế giới.
Đến năm 2028, IMF dự báo quy mô GDP (PPP) Việt Nam (2.211 tỷ USD) vượt qua Úc và Ba Lan, xếp thứ 20 trên thế giới . Trong khi đó, GDP (PPP) Úc đạt khoảng 2.099 tỷ USD, xếp thứ 23 trên thế giới; GDP (PPP) Ba Lan đạt khoảng 2.192 tỷ USD, xếp thứ 21 trên thế giới.
Năm 2028, top 20 nền kinh tế có GDP (PPP) lớn nhất thế giới theo IMF gồm có: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Indonesia, Nga, Brazil, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ý, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Canada, Tây ban nha, Ai Cập, Bangladesh và Việt Nam.
Nhịp sống thị trường