Khu công nghiệp vừa gần cảng biển nước sâu vừa gần siêu sân bay 110.000 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam
Cảng hàng không quốc tế Long Thành lớn nhất cả nước đang được xây dựng tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Cùng với đó, cảng quốc tế Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) là cảng biển nước sâu lớn số 1 Việt Nam. Khu công nghiệp vừa gần cảng biển nước sâu vừa gần siêu sân bay 110.000 tỷ đồng nằm dọc trục quốc lộ 51.
- 22-05-2023Hầm đường bộ đầu tiên người Việt Nam làm chủ công nghệ xây dựng
- 16-05-20235 năm nữa, GDP Việt Nam được dự báo vượt Thụy Điển và một số nước châu Âu, tiến vào top 30 lớn nhất thế giới
- 15-05-2023Tỉnh duy nhất có thu nhập bình quân thấp hơn mức trung bình nhưng quy mô GRDP thuộc top 10 cao nhất cả nước
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 5 tỷ USD (khoảng 110.000 tỷ đồng). Với vị thế là sân bay lớn nhất cả nước, khi hoàn thành xây dựng, dự kiến sau năm 2030, sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, với vị thế là sân bay lớn nhất cả nước khi hoàn thành xây dựng, dự kiến từ sau năm 2030, sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Cùng với đó, cảng quốc tế Cái Mép thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu đang là cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam. Cùng với đó, cảng quốc tế Cái Mép là 1 trong 2 cảng biển xếp vào loại đặc biệt được ưu tiên đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, cảng Cái Mép là một trong hai cụm cảng đặc biệt của hệ thống cảng biển Việt Nam, có rất nhiều lợi thế vượt bậc, có chức năng là cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế. Cảng Cái Mép là cụm cảng trung chuyển quốc tế có tần suất cao nhất trực tiếp đi châu Âu, Bắc Mỹ và là một trong 23 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến đến 250.000 tấn.
Với vị thế là sân bay lớn nhất cả nước trong tương lai và là cụm cảng biển nước sâu lớn nhất của cả nước, sân bay Long Thành và cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải có đầy đủ các yếu tố để trở thành những trung tâm phát triển ngành hàng không và cảng biển trong thời gian tới.
Trên thực tế, quốc lộ 51 là tuyến giao thông kết nối duy nhất hiện nay giữa sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Cùng với đó, các khu công nghiệp dọc theo trục quốc lộ 51 sẽ có nhiều thuận lợi trong việc di chuyển giữa sân bay Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép.
Cụ thể, các khu công nghiệp dọc trục quốc lộ 51, nằm giữa sân bay quốc tế Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép gồm có: khu công nghiệp Gò Dầu (Đồng Nai), khu công nghiệp Mỹ Xuân A (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu công nghiệp Phú Mỹ 1 (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu công nghiệp Phú Mỹ 2 (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu công nghiệp Phú Mỹ 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu công nghiệp Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trong đó, khu công nghiệp Mỹ Xuân A, khu công nghiệp Gò Dầu và khu công nghiệp Cái Mép là những khu công nghiệp vừa gần sân bay quốc tế Long Thành, vừa gần cảng quốc tế Cái Mép.
Cụ thể, khu công nghiệp Mỹ Xuân A cách sân bay quốc tế Long Thành 27,4km, cách cảng quốc tế Cái Mép 18,4km. Như vậy, tổng khoảng cách từ khu công nghiệp Mỹ Xuân A đi sân bay quốc tế Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép khoảng 45,8km.
Theo Cục xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghiệp mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không
Khu công nghiệp Gò Dầu cách sân bay quốc tế Long Thành 26,1km, cách cảng quốc tế Cái Mép 19,7km. Như vậy, tổng khoảng cách từ khu công nghiệp Gò Dầu đi sân bay quốc tế Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép khoảng 45,8km.
Theo Cục xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghiệp Gò Dầu là khu công nghiệp có hệ thống cảng nội khu hoàn chỉnh với công suất đến 30.000 DWT, khu công nghiệp Gò Dầu đem lại lợi thế đặc biệt về vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và gần nguồn cung cấp khí gas tự nhiên từ Bà Rịa – Vũng Tàu.
Với ưu thế về kết nối giao thông thuận lợi, khu công nghiệp Gò Dầu đã đạt được hiệu quả khai thác theo đúng định hướng quy hoạch ban đầu là trở thành khu công nghiệp có khả năng phát triển công nghiệp mạnh trên trục hành lang Quốc lộ 51, tập trung thu hút các dự án thuộc công nghiệp hóa chất, nhiên liệu.
Khu công nghiệp Cái Mép cách sân bay quốc tế Long Thành 43km, cách cảng quốc tế Cái Mép 2,8km. Như vậy, tổng khoảng cách từ khu công nghiệp Cái Mép đi sân bay quốc tế Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép khoảng 45,8km.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu công nghiệp Cái Mép với lợi thế về vị trí địa lý có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không, hệ thống đường bộ kết nối với các tuyến đường huyết mạch quốc gia (quốc lộ 51, quốc lộ 56), và sân bay quốc tế Long Thành – cửa ngõ thông thương quan trọng trong tương lai.
Ngoài ra, tổng khoảng cách từ các khu công nghiệp khu công nghiệp Mỹ Xuân A2, khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, khu công nghiệp Phú Mỹ 1, khu công nghiệp Phú Mỹ 2, khu công nghiệp Phú Mỹ 3 đi sân bay quốc tế Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép lần lượt là 46,7km; 50,5km; 48,7km; 47,2km; 49,9km.
Nhịp sống kinh tế