Hầm đường bộ đầu tiên người Việt Nam làm chủ công nghệ xây dựng
Hầm đường bộ đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ thi công nằm tại khu vực miền Trung.
- 20-05-2023Tỉnh xuất siêu lớn nhất, thu về hơn 4 tỷ USD 4 tháng đầu năm 2023
- 16-05-20235 năm nữa, GDP Việt Nam được dự báo vượt Thụy Điển và một số nước châu Âu, tiến vào top 30 lớn nhất thế giới
- 15-05-2023Tỉnh duy nhất có thu nhập bình quân thấp hơn mức trung bình nhưng quy mô GRDP thuộc top 10 cao nhất cả nước
Cụ thể, hầm đường bộ ở Đèo Cả là dự án hầm đường bộ đầu tiên do người Việt Nam thiết kế, thi công. Cùng với đó, hầm Đèo Cả đánh dấu bước tiến của đội ngũ kỹ sư người Việt, đảm nhận thi công chính bằng phương pháp NATM, chỉ có một số chuyên gia Nhật giám sát.
Theo Cục quản lý đầu tư xây dựng, hầm Đèo Cả là công trình biểu tượng cho niềm tự hào của người Việt trong việc làm chủ công nghệ thi công hầm, các giải pháp đầu tư, thi công hiệu quả.
Hầm đường bộ Đèo Cả được xây dựng dưới chân Đèo Cả, nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Theo Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, hầm Đèo Cả là hầm đường bộ lớn thứ hai hiện nay trên đường thiên lý Bắc - Nam ở Việt Nam, sau hầm Hầm đường bộ Hải Vân.
Hầm có tổng chiều dài 13.190 m, khởi đầu từ Km 1353 150 (Quốc lộ 1A) ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) và kết thúc tại Km 1374 525 ở xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Trong đó, tuyến hầm Đèo Cả dài 4.125 m, tuyến hầm Cổ Mã dài 500 m và 8.565 m đường dẫn. Mỗi tuyến đều có 2 đường hầm được thiết kế cách nhau 30 m, mỗi đường hầm rộng 9,75 m, gồm hai làn xe cùng với dải an toàn và hành lang bảo dưỡng hầm, tốc độ thiết kế 80 km/giờ.
Hầm Đèo Cả được khởi công xây dựng vào năm 2012, sau hơn 4 năm nỗ lực qua nhiều thử thách, đầu tháng 9/2017 công trình đã hoàn tất, đưa vào khai thác trước thời hạn 4 tháng. Công việc thi công hầm Đèo Cả hoàn toàn do người Việt Nam làm.
Hầm Đèo Cả được sử dụng công nghệ thiết bị mới cũng áp dụng cho việc khoan đào, hệ thống GPS cho phép định vị chính xác khi đào từ hai đầu núi dù khoảng cách hàng km, giúp đo tâm đường hầm hai phía.
Với việc thông xe hầm đường bộ Đèo Cả, ngoài đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế, do rút ngắn được 8 km hành trình, giảm thời gian lưu thông khoảng 40 phút so với lộ trình vượt đèo, công trình còn mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận tải, hầm đường bộ Đèo Cả sau khi đưa vào vận hành đã khẳng định giá trị hết sức to lớn trong việc giúp giải quyết các vấn đề giao thông trên Quốc lộ 1A, đoạn giáp ranh Phú Yên - Khánh Hòa, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho Phú Yên và toàn khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Hầm đường bộ Đèo Cả giúp giao thông thuận lợi, biến 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên nói riêng và miền Trung nói chung thành một địa điểm lý tưởng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với đó, hầm đường bộ Đèo Cả tạo động lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại cho toàn vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Từ đó, nền kinh tế và đời sống dân cư ở đây phát triển sôi động và nhộn nhịp hơn.
Đặc biệt, UBND tỉnh Phú Yến cho biết, hầm Đèo Cả phá thế "ốc đảo" của tỉnh Phú Yên, mở ra cánh cửa thông thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà phát triển công nghiệp, du lịch khu vực duyên hải miền Trung; tăng cường liên kết vùng, kết nối Phú Yên với khu kinh tế Vân Phong và thành phố Nha Trang, các khu công nghiệp lân cận và các khu du lịch trong vùng.
Nhịp sống kinh tế