GDP quý 2 gây thất vọng, Mỹ thoát khỏi "gông cùm" của đại dịch Covid-19 nhưng còn nhiều việc phải làm
Việc Mỹ tăng trưởng không đáng kể trong quý 2 so với quý đầu tiên khiến các chuyên gia kinh tế thất vọng bởi những gói kích thích tài chính và tiền tệ cũng như nhu cầu tiêu dùng phục hồi không thúc đẩy tăng trưởng hơn được nữa.
- 29-07-2021Trẻ hơn, ốm yếu hơn và bệnh diễn biến nhanh hơn: Biến chủng Delta và "bộ mặt" mới của Covid-19 ở Mỹ
- 29-07-2021Tưởng thoát nạn nhưng Delta lại lây lan, nước Mỹ trút giận dữ vào những người đến giờ vẫn chưa tiêm vaccine Covid
- 29-07-2021Fed quyết định giữ nguyên lãi suất gần 0, khẳng định kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ
- 28-07-2021Sáu tuần nữa, Mỹ sẽ có 200.000 ca mắc Covid-19/ngày?
- 27-07-2021Trung Quốc và Mỹ chuẩn bị có cuộc gặp cấp cao trực tiếp trong “sóng gió”
- 27-07-2021"Không ai muốn trở thành Jack Ma tiếp theo": Mô hình Big Tech của Trung Quốc khác gì so với Mỹ?
Sáng 29/7 theo giờ địa phương, Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) đã công bố ước tính về GDP nước này trong quý II/2021. Theo đó, GDP quý 2 của Mỹ đạt 6,5%, cách xa so với dự kiến là 8,4% và chỉ lớn hơn một chút so với mức 6,3% của quý 1.
Con số 6,5% được cho là rất "khủng" so với trước đại dịch nhưng lại ít hơn đáng kể so với mức tăng 8,4% của Dow Jones. Tổng đầu tư tư nhân nội địa của Mỹ giảm 3,5% do hàng tồn kho và đầu tư của hộ gia đình cho nhà ở mới (residential investment) kìm hãm mức tăng.
Tiêu dùng cá nhân đạt 11,8%, cao hơn một chút so với dự báo 10,5%. Tuy nhiên, con số này lại không quá ấn tượng so với mức tăng trưởng 11,4% của quý 1. Dẫu vậy, tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm 69% hoạt động kinh tế, cùng các khoản đầu tư cố định ngoài nhà ở, xuất khẩu và chi tiêu của chính quyền bang lẫn địa phương cũng góp phần thúc đẩy sản lượng kinh tế.
Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm mạnh xuống còn 1,97 nghìn tỷ USD từ mức 4,1 nghìn tỷ USD trong giai đoạn trước.
Trong quý 2/2020, kinh tế Mỹ giảm 31,4% nhưng đã phục hồi được 33,4% trong khoảng thời gian 3 tháng tiếp theo, đưa kinh tế Mỹ trở lại trạng thái bình thường. Chính vì thế, mức tăng 6,5% của quý 2/2021 sẽ là mức tăng mạnh nhất của kinh tế Mỹ kể từ quý 3/2003.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng của Capital Economics, cho biết: "Tin tốt là nền kinh tế Mỹ đã vượt qua mức trước đại dịch. Tuy nhiên, với tác động từ việc suy giảm các biện pháp kích thích tài khóa, giá cả tăng cao làm suy yếu sức mua và biến thể Delta đang lây lan mạnh mẽ cùng tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn dự báo cho thấy kinh tế Mỹ chỉ có thể tăng trưởng 3,5% trong 2 quý còn lại của năm".
Trong khi đó, các khu vực của nền kinh tế vẫn chưa mấy lạc quan. Riêng thị trường lao động vẫn đang phải vật lộn để trở lại trạng thái bình thường. Trong một báo cáo khác, 400.000 người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho tuần kết thúc vào ngày 24/7. Nó vẫn cao gần gấp đôi so với trước đại dịch và vượt ước tính 380.000 người nộp đơn của Dow Jones. Tuy nhiên, nó đã giảm so với con số 424.000 của tuần trước đó.