Giá cả leo thang, đang đau đầu vì túng thiếu thì đây: 7 cách đơn giản giúp bạn có NHIỀU TIỀN hơn
Thực hiện những bí quyết sau để tiến dần đến sự giàu có.
- 11-03-20226 bí quyết đầu tư của 'thần chứng khoán' Warrent Buffett giúp bạn tiết kiệm được 10 năm đi vòng: Thành công không chỉ nằm ở 2 chữ 'lãi kép'
- 10-03-20228 phụ nữ tiết kiệm hiệu quả chỉ bằng việc thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày trong mùa dịch
- 10-03-2022Cặp đôi làm việc trong 5 năm và tiết kiệm được 3,5 tỷ đồng: Những người bản lĩnh sớm đã điều chỉnh cuộc sống của họ sang "chế độ lá chắn"
Trong tình hình giá cả đang leo thang, một trong những chủ đề được netizen quan tâm bậc nhất chính là làm sao để có nhiều tiền hơn. Muốn trở nên giàu có, làm cho "tiền đẻ ra tiền" không phải là chuyện dễ dàng. Để làm được điều đó ngoài đồng lương ổn định, thu nhập thụ động dồi dào còn phải biết cách chi tiêu khôn khéo, hạn chế tiêu hoang, lãng phí đến mức tối thiểu.
Thế nhưng, quản lý chi tiêu như thế nào cho khôn khéo là điều không phải ai cũng biết. Nếu đang đau đầu vì túng thiếu, muốn có thêm nhiều tiền dưới đây là 7 cách bạn có thể tham khảo.
1. Chi ít hơn cho thực phẩm
Ăn uống là một trong những khoản chi tốn kém nhất hằng tháng. Song, vẫn có cách để cắt giảm phần nào số tiền này.
Thay vì đi ăn ở nhà hàng hay order đồ ăn trưa, bạn có thể chủ động nấu nướng ở nhà và đem theo cơm đi làm. Tiếp theo đó, mỗi lần đi siêu thị mua sắm thực phẩm, hãy lên danh sách món đồ cần mua và định lượng cụ thể để tránh tình trạng lan man, không biết tối nay ăn gì và mua quá nhiều đồ không cần thiết sau đó để hỏng hóc, phải vứt đi rất lãng phí. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các thực phẩm đã có sẵn để chuẩn bị món ăn.
Mặt khác, bạn cũng có thể lập 1 quỹ riêng cho những khoản ăn uống lặt vặt như cà phê, trà sữa, tráng miệng và cân đối các khoản đó trong tháng để tránh vướng phải tình trạng tiêu ít tốn nhiều, uống cốc cà phê 80k mà mất hơn 2 tỷ .
2. Cắt giảm chi phí di chuyển
Trong đợt điều chỉnh giá gần đây nhất (11/3), xăng đã gần 30k/ lít khiến nhiều netizen khóc ròng, đòi đạp xe đi làm, thậm chí có người còn chia tay luôn vì ngại "yêu xa trong thành phố". Để tránh khốn đốn vì xăng tăng giá, ngoài những sai lầm di chuyển cần né xa, bạn cũng có thể chủ động cắt giảm chi phí di chuyển.
Tập thói quen di chuyển bằng các phương tiện công cộng, rủ rê bạn bè cùng đi chung một xe và chia đều tiền. Hãy nhớ tính toán kỹ lộ trình sẽ di chuyển, xem trước đâu là con đường thuận tiện nhất để đi làm, đi chơi. Ngoài ra hãy thường xuyên đem xe đi bảo dưỡng, đổ đúng loại xăng cho xe và đổi sang chiếc xe khác tiết kiệm nhiên liệu hơn nếu cần thiết.
3. Mua sắm thông minh
Có nhiều người lương cao chót vót, nhưng luôn vướng phải cảnh chưa hết tháng đã hết tiền vì trót xuống ví quá nhiều cho những cuộc mua sắm bốc đồng. Để tránh được tình trạng này, bảo vệ túi tiền không bị chiêu trò của các cửa hàng bào mòn, hãy trở thành một người mua sắm thông minh.
Đầu tiên, đừng mua quần áo theo trào lưu hay nhãn hiệu, ưu tiên sắm sanh những trang phục cơ bản có thể phối được nhiều outfit và chất lượng tốt dù giá cả cao hơn một tí cũng không sao. Tiếp đến, hãy xem lại tủ đồ, ký gửi hoặc bán thanh lý những trang phục mua về chưa đụng lần nào hoặc không mặc vừa. Bạn cũng có thể chọn cách tân trang, biến tấu quần áo cũ trở nên mới lạ thay vì mua thêm một cái mới.
Ngoài ra, hạn chế dạo quanh các cửa hàng quần áo, sàn thương mại điện tử cũng là một cách giúp bạn tránh được mua sắm bốc đồng, sắm sanh cho vơi nỗi buồn.
4. Ưu tiên giải trí "ngon - bổ - rẻ"
Giải trí là một phần của cuộc sống, tùy theo sở thích mỗi người lại có một cách giải trí khác nhau. Người thích đi xem phim, người mê đọc sách, lại có nhiều dân tình mê mẩn nến thơm, sưu tầm đĩa nhạc, poster thần tượng. Song, đây là những khoản chi nếu không tính toán kỹ có thể khiến bạn sạch ví bất cứ lúc nào.
Thế nên, muốn có nhiều tiền hãy ưu tiên các hình thức giải trí "ngon - bổ - rẻ" từ bây giờ. Bạn có thể chọn xem phim trực tuyến thay vì ra rạp; nghe podcast, đọc sách điện tử thay vì mua sách. Với những sở thích, đam mê khác hãy cân nhắc trước khi xuống ví mua thêm quá nhiều thứ mà không bao giờ dùng đến.
5. Tiết kiệm luôn chi phí nhà ở
Theo các chuyên gia tài chính, bạn chỉ nên chi tối đa 30% thu nhập cho chi phí nhà ở. Nếu chi phí này của bạn đang vượt mức đó, hãy thử chuyển đến nơi khác với giá thuê thấp hơn, share phòng với người khác để cắt giảm tiền nhà.
Ngoài ra bạn cũng cần học cách tự sửa nhà cơ bản, tự dọn dẹp, tự trồng cây, decor nhà cửa để căn nhà thêm xinh xắn mà vẫn tiết kiệm.
6. Quản lý chặt chẽ chi tiêu
Không ai mơ hồ về tiền bạc mà có thể giàu có cả. Hãy kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu, chi và quản lý chi tiêu của bạn từ bây giờ.
Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng thẻ, hãy chủ động sao kê để biết rõ chi tiêu của mình. Nếu bạn là người chuyên dùng tiền mặt, hãy ghi chép chi tiêu để có được cái nhìn tổng quát hơn về tình hình của mình. Khi đã biết đâu là khoản bạn chi tiêu nhiều tiền nhất, hãy tìm cách cắt giảm những khoản đó trước.
Mặt khác, hãy luôn đảm bảo thanh toán tất cả các hóa đơn của bạn đúng hạn để tránh phải trả phí trả chậm. Tiếp theo, tận dụng mọi chương trình ưu đãi, thẻ giảm giá khi thanh toán để tiết kiệm tiền. Cuối cùng, lên một kế hoạch chi tiêu, phân bổ nguồn tiền cho các khoản thiết yếu, tiết kiệm rõ ràng và cố để luôn thực hiện được kế hoạch đó.
7. Tìm cách tăng thu nhập
Cắt giảm chi tiêu không cần thiết là điều tốt, song cố đến đâu bạn cũng chỉ có thể để dành được một số tiền nhất định. Muốn có thêm nhiều tiền, song song với tiết kiệm bạn còn cần tìm cách tăng thêm thu nhập.
Một vài cách có thể giúp bạn tăng thu nhập, tiến gần đến sự giàu có đơn giản đầu tiên bạn phải tối ưu hóa lợi ích, đảm bảo rằng đang nhận được tiền lương xứng đáng với hiệu suất công việc, nếu không hãy yêu cầu tăng lương. Tiếp đến bạn có thể làm thêm giờ, nhận thêm công việc part-time cho những khoản thời gian rảnh.
Ngoài những khoản thu chủ động đó, bạn có thể tạo thêm thu nhập thụ động bằng cách đầu tư, cho thuê nhà, kinh doanh nhỏ,...
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc