Giá cao su xuất khẩu giảm nhưng vẫn tăng gần 60% so với năm 2016
Mặc dù giá cao su xuất khẩu xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, nhưng nếu tính chung 4 tháng đầu năm, giá cao su xuất khẩu bình quân vẫn cao hơn so với năm 2016 khoảng 20.000 đồng/kg tương đương tăng 58,7%.
- 10-04-2017Cao su tiếp tục giảm giá dù triển vọng nhu cầu khả quan
- 30-03-2017Giá mủ cao su đạt gần 50 triệu đồng/tấn, hết cảnh công nhân 'bỏ chạy ồ ạt'
- 29-03-2017Giá cao su, chè và gỗ xuất khẩu ngày 28/3/2017
- 28-03-2017Giá cao su liên tục lao dốc có thực sự là cơn ác mộng?
Tính từ đầu năm đến nay, giá cao su xuất khẩu giảm gần 17%, bởi sự biến động bất thường của giá cao su trên thị trường thế giới.
Theo số liệu sơ bộ từ TCHQ, tính từ 1/4 đến 15/4 cả nước đã xuất khẩu 25,5 nghìn tấn cao su, trị giá 50,2 triệu USD, giảm 24,1% về lượng và giảm 27,8% về trị giá so với kỳ 2 tháng 3 năm (từ 16/3 đến 31/3). Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/4, đã xuất lượng 275,2 nghìn tấn cao su, trị giá 560,2 triệu USD, giảm 0,9% về lượng nhưng tăng 73% về trị giá so với kỳ 1 tháng 4 năm 2016.
Giá cao su xuất khẩu bình quân trong tháng 4/2017 khoảng 41,7 nghìn đồng/kg, giảm 11,5% so với tháng liền kề trước đó và giảm 16,2% so với hồi đầu năm 2017.
Mặc dù giá cao su xuất khẩu xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, nhưng nếu tính chung 4 tháng 2017, giá cao su xuất khẩu bình quân vẫn cao hơn so với năm 2016 khoảng 20.000 đồng/kg (tương đương tăng 58,7%).
Giá cao su xuất khẩu xu hướng giảm cũng ảnh hưởng đến giá thu mua mủ cao su.
Ngày 20/4/2017, Hội đồng giá thu mua mủ cao su tiểu điền – Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh, thông báo giá thu mua cao su nguyên liệu giảm 9% so với đầu tháng 4. Cụ thể, mủ chén dây khô, giảm 9,1% xuống còn 12.900 đồng/kg tươi; mủ chén ướt giảm 9,0% xuống 9.000 đồng/kg tươi. Nếu so với hồi đầu năm 2017, giá thu mua mủ cao su của công ty này đã giảm 16,7% đối với mủ chén dây khô và giảm 16,6% mủ chén ướt
Với thị trường xuất khẩu, sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, đã tăng mạnh từ 20.700 tấn đầu tháng lên 22.700 tấn. Trong đó, chiếm 70% là cao su sơ chế đóng bánh SVR 3L loại I, còn lại là cao su tiểu điền.
Đối với sản phẩm đóng bánh 33,3kg của cao su tiểu điền, khách hàng nhập khẩu kiến nghị cần giảm đến mức đạt chuẩn về tạp chất và tỷ lệ thủy phần để giữ giá như hợp đồng.
Cao su tiểu điền trong cả nước có đến 65% diện tích đến tuổi khai thác mủ để chế biến cao su xuất khẩu, đang tích cực đóng góp vào sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng cao su tiểu điền chưa cao, phần lớn là cao su loại II, giá thấp hơn trung bình 200 NDT/tấn, so với loại SVR 3L của các công ty, đơn vị thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Hiện nay, lực lượng cao su “tiểu điền” sản xuất hơn 50% tổng số cao su xám SVR10 và SVR20 đang xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc theo hệ mậu dịch chính ngạch giao nhận vẫn tập trung ở cảng Thanh Đảo. Sự tập trung vào một cảng dẫn đến một số bất cập, do đó một số đơn vị xuất khẩu đang tìm đến các cảng Thượng Hải, Đại Liên. Đây cũng là những sàn giao dịch xuất khẩu cao su nổi tiếng và có uy tín.
Dự báo, sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam vẫn giữ giá và khả năng sẽ tăng 4 – 5% vào đầu quý 2/2017 do nguồn cung hạn chế bởi các lý do:
Một là, Thái Lan nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới đang phối hợp với Malaysia và Indonesia giảm nguồn cung cao su nhằm bình ổn giá mặt hàng này trên thị trường. Theo ông Titus Suksaard, người đứng đầu Cơ quan quản lý Cao su Thái Lan, ba nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia (chiếm khoảng 70% nguồn cung cao su của thế giới) việc bình ổn giá cao su là rất quan trọng trong bối cảnh giá mặt hàng này đang liên tục dao động, nguồn cung của Thái Lan chưa khôi phục sau trận lụt nghiêm trọng tại miền Nam nước này hồi năm ngoái trong khi người trồng cao su ở Ấn Độ và Indonesia đang giảm lượng khai thác.
Hai là, tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu (ước tính ở mức trung bình 7,37%/năm) cũng là một nhân tố quan trọng để tăng giá cao su.
Ba là, Thái Lan đã thông qua quyết định mở rộng chương trình trợ cấp giá cao su trị giá 20 tỷ baht (gần 600 triệu USD) và các gói cho vay hỗ trợ lên tới 10 tỷ baht cho các cơ sở sản xuất cao su tư nhân để giúp họ thúc đẩy sản xuất.
Bốn là, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ cũng đã thực hiện các chính sách nhằm giảm bớt các đồn điền cao su để vực dậy giá thị trường. Các cơ quan phụ trách ngành cao su của 3 nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia sẽ tăng cường phổ biến thông tin để tránh tình trạng đầu cơ cao su.
Năm là, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo thị trường cao su tự nhiên sẽ tăng nhờ giá dầu phục hồi, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có kế hoạch kéo dài chương trình cắt giảm sản lượng. “Hơn nữa, các khuynh hướng thuận lợi trên toàn bộ các thị trường hàng hóa được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực lên thị trường cao su tự nhiên”.
Sáu là, trong quý II/2017, sản xuất cao su tự nhiên của các nước ANRPC được dự báo tăng 5,8% lên 2,491 triệu tấn, từ mức 2,355 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản xuất tại các nước thành viên ANRPC, trừ Indonesia, vẫn duy trì ở mức thấp cho tới tháng 5, do hiện đang mùa nghỉ cạo mủ vào mùa đông, diễn ra vào tháng 2/3 hàng năm.