Giá cực rẻ, mặt hàng này từ Thái Lan về Việt Nam tăng gấp 3 lần, là cứu tinh giúp Việt Nam ‘hốt bạc’ từ Trung Quốc
Giá mặt hàng này về Việt Nam đã giảm đến 51% so với năm 2022.
- 19-02-2024Chưa thể lọt top 5 ở Thái Lan nhưng ô tô Trung Quốc lại chiếm đến 80% thị phần ở phân khúc quan trọng bậc nhất – Toyota, Honda, Ford muốn 'trở tay' cũng khó
- 19-02-2024Một mặt hàng vụt trở thành 'kho báu' mới của Việt Nam: Được Trung Quốc ráo riết săn lùng coi như quà quý, nhập khẩu tăng đột biến hơn 1.000%, đe dọa thị phần Thái Lan
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong năm 2023 đạt gần 4,12 triệu tấn với trị giá đạt hơn 1,41 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng nhưng giảm 12,8% về trị giá so với năm 2022.
Giá nhập khẩu ghi nhận một năm giảm mạnh so với năm 2022, bình quân đạt 343 USD/tấn, giảm 28%.
Xét về thị trường, Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với hơn 2,4 triệu tấn, tương đương hơn 662 triệu USD, chiếm tỷ trọng gần 50% cả về lượng lẫn kim ngạch.
Nga là thị trường lớn thứ 2 với 288.727 tấn, tương đương hơn 132 triệu USD, chiếm tỷ trọng hơn 7% về sản lượng. Nhà cung cấp phân bón lớn thứ 3 của Việt Nam là Lào với 279.752 tấn, tương đương hơn 92 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,8%.
Đáng chú ý, một quốc gia đang tăng mạnh xuất khẩu phân bón đến Việt Nam với mức tăng trưởng cao nhất trong số các nhà cung cấp là Thái Lan với mức tăng 215%. Cụ thể, trong năm 2023, nước ta nhập khẩu từ Thái Lan 14.844 tấn phân bón, trị giá hơn 5,7 triệu USD, tăng gấp 3 lần về sản lượng và tăng 54% về trị giá. Tuy nhiên dù có mức tăng mạnh nhất nhưng tỷ trọng của nhà cung cấp Thái Lan chỉ chiếm rất nhỏ, dưới 1%.
Giá nhập khẩu đạt bình quân 384 USD/tấn, giảm 51% so với năm trước.
Phân bón được mệnh danh là mặt hàng "cứu tinh" của các loại nông sản Việt Nam – mặt hàng đã thu về hơn 5 tỷ USD trong năm 2023 với khách hàng lớn nhất là Trung Quốc, chiếm tỷ trọng đến trên 80%. Nhu cầu của Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn rất cao, dự báo tiếp tục bùng nổ trong năm 2024. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón, với sản lượng khoảng 11 triệu tấn phân bón ở cả 2 dòng sản phẩm chính là phân bón vô cơ lẫn hữu cơ.
Đối với Thái Lan, theo Modor Intelligence, quy mô thị trường phân bón Thái Lan ước tính đạt 2,26 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến đạt 3,08 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6.40% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Sử dụng phân bón ở Thái Lan là một phần không thể thiếu trong nông nghiệp, do sự suy giảm đất canh tác và vai trò ngày càng tăng của xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Thái Lan có nguồn cung nguyên liệu thô cho phân bón hạn chế, do đó nhập khẩu cả nguyên liệu thô và các loại hỗn hợp trước để sản xuất và phân phối trong nước ở mức cao.
Phân đạm là mặt hàng phân bón quan trọng nhất thế giới khi chiếm 56% tổng sản lượng tiêu thụ toàn cầu giai đoạn 2015 – 2022. Theo sau, phân lân và phân kali lần lượt chiếm tỷ trọng 24% và 19% tổng sản lượng tiêu thụ phân bón cùng giai đoạn.
Theo Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), tổng sản lượng phân bón thế giới năm 2023 kỳ vọng phục hồi tích cực 4% trong năm 2023, trước khi tăng tiếp 1,8% trong 2024. Trong khi, Rabobank dự báo có phần lạc quan hơn với mức tăng chung cho mảng phân bón toàn cầu năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 3% và 5%. Đây là cơ sở kỳ vọng cho triển vọng chung ngành phân bón thế giới sẽ cải thiện trong năm 2024.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn