MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá cực rẻ, một mặt hàng từ Trung Đông đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: nhập khẩu tăng gần 800%, Việt Nam được xem là 'át chủ bài' trên thị trường

15-10-2023 - 06:13 AM | Thị trường

Giá cực rẻ, một mặt hàng từ Trung Đông đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: nhập khẩu tăng gần 800%, Việt Nam được xem là 'át chủ bài' trên thị trường

Giá nhập khẩu mặt hàng này đã giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2023, Việt Nam nhập khẩu 193.658 tấn khí đốt hóa lỏng (LPG) với kim ngạch hơn 116,8 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 1,3% về trị giá so với tháng trước đó. Giá nhập khẩu tháng 9 đạt 603,3 USD/tấn, tăng tháng thứ 2 liên tiếp.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu trên 1,9 triệu tấn khí đốt hóa lỏng (LPG) từ các thị trường, tăng 35,4% về lượng nhưng giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2023 của Việt Nam đã bằng 97,5% tổng lượng nhập của cả năm 2022.

Giá nhập khẩu trung bình trong 9 tháng đầu năm đạt 601,2 USD/tấn, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cực rẻ, một mặt hàng từ Trung Đông đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: nhập khẩu tăng gần 800%, Việt Nam được xem là 'át chủ bài' trên thị trường - Ảnh 1.

Về xuất xứ các mặt hàng khí đốt nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ả Rập Xê Út, Co oét, Hàn Quốc... Trong đó, một thị trường tại Trung Đông đang ghi nhận lượng xuất khẩu LPG lớn vào Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 9, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) 69.886 tấn LPG, kim ngạch đạt hơn 39,4 triệu USD, tăng 48,2% về lượng và tăng 36,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 246,8 triệu USD để nhập khẩu 423.817 tấn LPG từ quốc gia này, tăng đột biến 798% về lượng và tăng 753% về giá trị. Đáng chú ý, tháng 9/2022 là tháng đầu tiên Việt Nam bắt đầu nhập khẩu khí đốt từ thị trường này.

Giá nhập khẩu bình quân từ UAE hiện chỉ khoảng 582,5 USD/tấn, giảm 5,1% so với giá bình quân 9 tháng năm 2022 (613,8 USD/tấn).

Giá cực rẻ, một mặt hàng từ Trung Đông đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: nhập khẩu tăng gần 800%, Việt Nam được xem là 'át chủ bài' trên thị trường - Ảnh 2.

Vào ngày 18/7 năm nay, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã hoàn thành việc tiếp nhận gần 70.000 tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên về kho cảng Thị Vải, cho thấy bước tiến quan trọng đối với ngành công nghiệp khí tại Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp năng lượng nói chung.

Với lô hàng này, Việt Nam đã chính thức hòa mình vào xu hướng LNG của thế giới. LNG đang là cái tên gây "địa chấn" trên khắp các châu lục với sức hút được ví như "cơn sốt vàng".

Tony Regan, trường bộ phận khí đốt châu Á – Thái Bình Dương của NexantECA, công ty tư vấn năng lượng và lọc dầu, dự kiến nhu cầu LNG từ châu Âu sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, trước khi giảm dần vào năm 2030. “Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia sẽ là động lực tăng trưởng”.

Regan dự báo nhu cầu của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới, phần lớn do kế hoạch phát triển của chính phủ. Theo kế hoạch, tất cả nhà máy nhiệt điện sử dụng than phải chuyển đổi sang nhiên liệu thay thế hoặc ngừng hoạt động vào năm 2050.

Giá cực rẻ, một mặt hàng từ Trung Đông đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: nhập khẩu tăng gần 800%, Việt Nam được xem là 'át chủ bài' trên thị trường - Ảnh 3.

“Nhu cầu tăng trưởng mạnh trong vài năm tới bởi vì 13 trong số các nhà máy điện mới được đề xuất trong kế hoạch sẽ sử dụng LNG. 10 nhà máy khác cũng sử dụng khí đốt. Điều đó sẽ tạo ra sức hút mạnh mẽ về năng lượng tại Việt Nam”, Regan cho hay.

Dự kiến tới năm 2030, LNG sẽ chiếm một phần đáng kể trong chương trình năng lượng của Việt Nam và thay đổi này có thể đẩy giá LNG tăng cao. Thủ đô Hà Nội cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ điện khí LNG trong tổng sản lượng điện từ 0% hiện nay lên 15% vào năm 2030.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên