Giá dầu giảm bốn tuần liên tiếp
Giá dầu thế giới tăng hơn 4% trong phiên ngày 17/11, phục hồi từ mức
- 18-11-2023Hãng xe sắp xây nhà máy tại Việt Nam trình làng SUV 'bom tấn' mới: Kích thước nhỉnh hơn Tesla Model Y, giá khởi điểm gần 700 triệu đồng
- 18-11-2023'Đàn em' Kia EV6 chính thức bán ra: Giá sốc chỉ gần 500 triệu đồng, phạm vi hoạt động 720 km
- 18-11-2023Loại củ ‘vàng dưới vườn nhà' của Việt Nam được Mỹ, Úc ráo riết săn lùng: Giá có lúc gần 1 triệu/kg, xuất khẩu tăng nóng hơn 200%
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với một số tàu chở dầu của Nga là một trong những nhân tố đã "hậu thuẫn" cho giá dầu trong phiên này. Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 3,19 USD (4,1%) lên 80,61 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 2,99 USD (4,1%) lên 75,89 USD/thùng.
Tuy vậy, tính chung cả tuần, giá hai loại dầu chủ chốt này vẫn giảm hơn 1%, và ghi nhận tuần giảm thứ tư liên tiếp, chủ yếu do lượng dầu tại các kho dự trữ của Mỹ tăng và sản lượng duy trì ở mức cao kỷ lục.
Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản ngày càng sâu sắc và hoạt động công nghiệp chậm lại của Trung Quốc cũng gây áp lực lên thị trường dầu. Chủ tịch Andrew Lipow của Lipow Oil Associates cho biết tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc không được như mong đợi.
Các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã cắt giảm số lượng giàn khoan trong suốt gần một năm qua do giá dầu thấp. Tuy nhiên, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, số lượng giàn khoan dầu trong tuần này đã tăng thêm 6 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 2/2023.
Chuyên gia phân tích Phil Flynn tại Price Futures Group cho biết, khi giá dầu giảm mạnh, các nhà sản xuất phải cân nhắc kỹ khi đầu tư vào tài sản cố định/tư liệu sản xuất và các dự án.
Một số nhà phân tích cho rằng đợt bán tháo mạnh hôm 16/11 có thể đã quá mức, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu và Mỹ tuyên bố sẽ thực thi các lệnh trừng phạt đối với Iran.
Với giá dầu Brent dưới 80 USD/thùng, nhiều nhà phân tích dự đoán Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, chủ yếu là Saudi Arabia và Nga, sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng đến năm 2024.
Hãng tin Reuters dẫn ba nguồn tin cho hay OPEC+ sẽ xem xét liệu có cắt giảm thêm nguồn cung dầu hay không khi nhóm họp vào cuối tháng này.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo rằng giá dầu giảm nhẹ trong năm nay bất chấp nhu cầu vượt kỳ vọng của ngân hàng này.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ vẫn mạnh mẽ và cho rằng hành động của các nhà đầu cơ đã khiến giá giảm. OPEC đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023.
Nhà phân tích thị trường tại công ty tài chính OANDA, ông Craig Erlam cho biết báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPEC đã giúp đẩy lùi những lo ngại về nhu cầu dầu, cho thấy tâm lý lo ngại về nhu cầu dầu của Trung Quốc đã bị thổi phồng quá mức.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS cho biết giá dầu cũng được hỗ trợ sau báo cáo về việc hạn chế xuất khẩu dầu của Nga.
Tuy nhiên, giá dầu giảm hơn 1,5% vào phiên giao dịch 15/11, do tồn kho dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến và sản lượng kỷ lục các tại nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Thị trường cũng lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ ở châu Á.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 3,6 triệu thùng trong tuần trước, lên 421,9 triệu thùng, vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters với mức tăng 1,8 triệu thùng.
Giá dầu tiếp tục giảm khoảng 5% trong phiên giao dịch 16/11 xuống mức thấp nhất trong bốn tháng, do các nhà đầu tư lo lắng về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sau số liệu yếu kém từ Mỹ và châu Á. OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều dự đoán nguồn cung sẽ thắt chặt trong quý IV/2023, nhưng dữ liệu của Mỹ công bố ngày 15/11 cho thấy dự trữ dầu của Mỹ vẫn dồi dào.
Báo Tin tức