Giá dầu lao dốc 7% vì đàm phán Doha đổ vỡ
Các cuộc đàm phán đổ vỡ sau khi Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh không thể đạt được thỏa thuận mà không có sự tham gia của Iran – quốc gia vắng mặt trong sự kiện này.
- 13-04-2016Liệu có phải giá dầu đã chạm đáy?
- 13-04-2016[Chart] Giá dầu vừa làm được điều chưa từng xảy ra kể từ năm 2014
- 28-03-2016"Sợi dây nguy hiểm" liên kết giá dầu và thị trường chứng khoán
Dầu có phiên giảm giá mạnh nhất trong 2 tháng sau khi hội nghị ở Doha kết thúc mà các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới không đạt được bất cứ thỏa thuận nào về giới hạn nguồn cung. Thất bại ngoại giao này đe dọa sẽ thổi bùng lên một đợt giảm giá mới của dầu thô.
Dầu thô Mỹ WTI giao tháng 5 trên sàn New York sụt giảm 5,6%, xuống còn 37,61 USD/thùng và nhích lên mức 38,11 USD trên thị trường châu Á sáng nay (18/4). Dầu thô biển Bắc giao tháng 6 cũng giảm 7%, xuống còn 40,1 USD/thùng. Khối lượng giao dịch cao gấp 5 lần so với mức trung bình 100 ngày.
Dù đã kéo dài thêm 10 tiếng đồng hồ so với dự kiến ban đầu, hội nghị ở Doha đã kết thúc mà không có thỏa thuận nào được đưa ra. Các cuộc đàm phán đổ vỡ sau khi Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh không thể đạt được thỏa thuận mà không có sự tham gia của Iran – quốc gia vắng mặt trong sự kiện này.
Theo Ed Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Citigroup, cuộc họp vừa qua là minh chứng rõ ràng cho thấy Chính phủ Saudi không muốn giảm thị phần. “Họ sợ rằng thị trường thế giới sẽ ở trong tình trạng giá xuống trong một thời gian dài nữa, và giống như những gì đã học được từ thời kỳ những năm 1980, nếu để mất thị phần thì sẽ rất khó quay trở lại”.
Cuộc họp ở Doha thất bại cũng phủ bóng đen lên thị trường tài chính châu Á với chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 1,3%. Đồng ringgit của Malaysia giảm 1% vì giá dầu giảm ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh tế của đất nước này.
Ngược lại, yên Nhật tăng giá do nhà đầu tư tìm kiếm tài sản an toàn.