Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị làm trầm trọng thêm những lo ngại về nguồn cung
Trong phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á, giá dầu đã tăng khi lo ngại về nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt do xung đột ở nhiều khu vực trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm.
- 17-02-2024Lý do gì khiến giá dầu không nhảy vọt mặc cho bất ổn ở Trung Đông?
- 04-02-2024Giá dầu sẽ tăng mạnh nếu căng thẳng Biển Đỏ tiếp tục leo thang
- 13-01-2024Giá dầu vọt lên gần 80 USD/thùng sau khi Mỹ và Anh nã tên lửa vào Houthi
- 08-01-2024Goldman Sachs: Khủng hoảng Biển Đỏ có thể đẩy giá dầu tăng gấp đôi
Dầu Brent kỳ hạn tăng 24 cen, tương đương 0,3%, lên 85,67 USD/thùng. Dầu WTI kỳ hạn cũng tăng 25 cen (tương đương 0,3%) lên 80,88 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu chỉ dao động trong biên độ 1%.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết: “Căng thẳng địa chính trị leo thang cùng việc gia tăng các vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga và Ukraine; kỳ vọng ngừng bắt ở Trung Đông trở nên mờ mịt… làm dấy lên các mối lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu.
Ngoài ra, việc sụt giảm số lượng giàn khoan dầu ở Mỹ làm gia tăng lo ngại thắt chặt nguồn cung hơn nữa.
Trên thực tế, Nga đăng tăng cường các vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng ở Ukraine. Trong khi đó, Ukraine cũng tăng cường các vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga, điều khiến thị trường năng lượng quan ngại.
Tại Trung Đông, lực lượng Israel đã bao vây thêm bệnh viện thứ 2 ở Gaza vào hôm 24/3. Các động thái của Israel diễn ra bất chấp áp lực quốc tế kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 22/3 cảnh báo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng nước này có nguy cơ bị cô lập toàn cầu nếu tấn công thành phố Rafaj ở Gaza – nơi ẩn náu cuối cùng của người tị nạn Palestine.
Tham khảo: CNA
Nhịp sống Thị trường