Giá dầu thực vật “âm thầm” tăng gấp rưỡi trong nửa năm qua
Giá dầu thực vật đã tăng mạnh trong 6 tháng qua do nguồn cung trên toàn cầu khan hiếm. Do có sự liên quan chặt chẽ nên giá các loại dầu ăn đều tăng, mặc dù mức tăng khác nhau. Trong số các loại dầu thực vật thì dầu đậu tương tăng mạnh nhất, tăng 67% trong 6 tháng qua; tiếp đến là dầu cọ Malaysia.
- 13-03-2021Thị trường ngày 13/3: Giá vàng tăng trở lại, dầu lên sát 70 USD/thùng, cao su tăng phiên thứ 8 liên tiếp
- 12-03-2021Thị trường ngày 12/3: Giá vàng quay đầu giảm, cao su tăng ngày thứ 7 liên tiếp, hàng hóa khác đồng loạt tăng
- 11-03-2021Thị trường ngày 11/3: Giá dầu bật tăng trở lại, vàng cao nhất 1 tuần, sắt thép tiếp tục giảm mạnh
Mức tăng giá của 4 loại dầu thực vật chủ chốt trong 6 tháng qua
Dầu cọ có tuần tăng giá mạnh nhất 5,5 tháng, giá cao nhất 13 năm
Sau 8 phiên tăng giá liên tiếp, có lúc đạt mức cao nhất 13 năm, giá dầu cọ vừa kết thúc tuần tăng mạnh nhất 5 năm rưỡi do lượng tồn kho cạn kiệt trong khi giá dầu đậu tương tăng mạnh.
Phiên cuối tuần (12/3), dầu cọ kỳ hạn tháng 5 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 66 ringgit (1,63%) lên 4.125 ringgit (1.002,19 USD)/tấn.
Tính chung cả tuần, giá tăng 10,27%, mạnh nhất kể từ 25/9/2015. So với đầu năm, giá hiện cao hơn khoảng 15%. Trong 6 tháng qua, dầu cọ tăng giá khoảng 42%, là loại dầu tăng mạnh thứ 2 trong số các loại dầu thực vật, chỉ đứng sau dầu đậu tương.
Việc giá dầu ăn nói chung tăng mạnh gần đây đã khiến nhiều nhà sử dụng chuyển từ những loại dầu đắt tiền như hướng dương hay đậu tương sang dầu cọ - có giá rẻ hơn.
Nguồn cung dầu cọ đang bị thắt chặt, thể hiện qua việc lượng tồn trữ ở thời điểm cuối tháng 2/2021 giảm nhiều hơn dự kiến, trong bối cảnh sản lượng giảm xuống mức thấp nhất 5 năm, theo thông tin từ Cơ quan Quản lý Dầu cọ Malayia.
Tồn kho dầu cọ Malaysia cuối tháng 2 giảm 1,8% so với tháng trước đó, xuống mức thấp nhất 3 tháng, là 1,3 triệu tấn, trong khi sản lượng cùng tháng giảm 1,85% xuống 1,11 triệu tấn, thông tin từ Hội đồng Dầu cọ Malaysia cho biết.
Trong khi đó, Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới – tích cực mua dầu cọ thô do lợi nhuận từ việc tinh luyện dầu cọ đang dần hồi phục, theo thông tin từ Anilkumar Bagani, người đứng đầu mảng nghiên cứu của công ty môi giới dầu thực vật Sunvin Group - trụ sở tại Mumbai.
Dự báo nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ sẽ hồi phục trong tháng 3 và 4/2021 để đáp ứng nhu cầu gia tăng từ các khách sạn, nhà hàng, sau khi nhập khẩu trong tháng 2 giảm mạnh kéo theo lượng dự trữ sụt giảm.
Tháng 2 vừa qua, nhập khẩu dầu cọ vào nước này giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 394.495 tấn, thấp nhất trong vòng 10 tháng. Lượng dầu cọ thô lưu trữ ở các cảng biển Ấn Độ giảm xuống chỉ khoảng 265.000 tấn cuối tháng 2, so với 358.000 tấn một tháng trước đó.
Sudhakar Desai, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất dầu thực vật Ấn Độ (IVPA), dự báo lượng nhập khẩu trong tháng 3 và 4 có thể đạt tới 600.000 tấn/tháng.
Các nhà phân tích và nhà kinh doanh dầu thực vật dự báo giá dầu cọ sẽ tiếp tục tăng trong tháng 3 bởi giá các loại hạt có dầu khác nhìn chung vẫn đang tăng. Tuy nhiên, dự báo giá
Dầu đậu tương tăng giá mạnh nhất trong số các loại dầu thực vật
Giá dầu đậu tương cũng tăng liên tiếp trong suốt gần một năm qua do giá đậu tương và các loại dầu thực vật khác tăng lên. Tính trong 6 tháng qua, giá dầu đậu tương đã tăng tới 67%, là loại tăng mạnh nhất trong số các loại dầu thực vật.
Dầu đậu tương Ukraina hiện được giao dịch giá khoảng 1.500 USD/tấn.
Diễn biến giá dầu đậu tương và dầu cọ
Giá dầu hướng dương vượt 1.700 USD/tấn
Trong 6 tháng qua, giá dầu hướng dương cũng tăng mạnh 42%.
Giá dầu đậu tương Ukraina xuất khẩu đã tăng hơn 100 USD/tấn trong tuần qua, theo xu hướng tăng chung trên toàn cầu. Theo đó, giá hiện được báo khoảng 1.710 – 1.725 USD/tấn, FOB Biển Đen, kỳ hạn giao tháng 3-5/2021.
Sản lượng và xuất khẩu dầu đậu tương Ukraina năm 2020/21 dự báo sẽ giảm so với năm trước, chỉ đạt lần lượt 6,219 triệu tấn và 5,780 triệu tấn.
Ukraina sản xuất được 7 triệu tấn dầu hướng dương và xuất khẩu 6,632 triệu tấn loại dầu này trong năm 2019/20. Bộ Kinh tế nước này dự báo sản lượng hạt hướng dương năm 2021 sẽ đạt 13,5 triệu tấn, so với 13,1 triệu tấn của năm 2020.
Giá hạt cải dầu tăng vọt do Trung Quốc mua mạnh
Giá hạt cải dầu thế giới tăng lên mức cao kỷ lục sau khi các thương nhân Trung Quốc lùng sục khắp thế giới để tìm mua nguồn nguyên liệu sản xuất dầu thực vật này. Việc giá tăng cho thấy thị trường dầu thực vật thế giới ngày càng căng thẳng về nguồn cung do nhu cầu từ Trung Quốc bùng nổ.
Hiện giá hạt cải Canada ở mức khoảng 840 CAD/tấn (tương đương khoảng 525 EUR/tấn). Tính chung trong 6 tháng qua, giá loại dầu này tăng 36%.
Tham khảo: Refinitiv