Gia đình 4 người cùng mắc ung thư vì một chất độc hạng nhất dễ “xâm nhập” vào mâm cơm: Thường có mặt trong 6 món ăn, vật dụng nhưng bạn không hề biết
Ung thư là căn bệnh ngày càng phổ biến ở mỗi quốc gia, tuy nhiên trường hợp cả gia đình cùng mắc ung thư thì thật sự hiếm có, nguyên nhân của nó cũng vô cùng xót xa.
- 05-09-2020Cẩn trọng trước căn bệnh viêm loét đại tràng khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải từ chức: Hàng triệu người mắc phải, biểu hiện âm thầm và có thể tái phát
- 05-09-2020Vã mồi hôi, đau tức ngực: Dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong tới 80%
- 05-09-2020Người bị suy giáp nên tránh xa 9 loại thực phẩm này, có thứ tưởng bổ dưỡng nhưng thực chất lại khiến bệnh trầm trọng thêm
- 03-09-2020Vì sao tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cường giáp, suy giáp cao hơn nam giới 7,8 lần? Câu trả lời từ khoa học và những lưu ý cần ghi nhớ
Cả gia đình mắc ung thư vì chất độc aflatoxin
"Đài truyền hình vệ tinh Bắc Kinh" từng phát sóng một trường hợp của gia đình chị Vương (Bắc Kinh, Trung Quốc). Chị chia sẻ trên truyền hình rằng mình hiện tại đang mắc ung thư, đáng nói trước đó thì cha, anh trai và cả gia đình 4 người của chị Vương đều được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ác tính và đã qua đời. Việc một gia đình có một hoặc hai bệnh nhân ung thư không phải là hiếm. Tuy nhiên, nếu như cả gia đình đều mắc bệnh ung thư thì quả là một hiện tượng khó hiểu.
Chị Vương xuất hiện trên Đài truyền hình vệ tinh Bắc Kinh.
Để tìm hiểu nguyên nhân của sự việc, nhiều bác sĩ đã đến nhà chị Vương, sau rất nhiều phân tích và thí nghiệm, họ đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ung thư cho cả gia đình chị chính là aflatoxin - loại nấm mốc gây ung thư hàng đầu. Độc tố aflatoxin được tìm thấy rất nhiều trong thớt, đũa và tủ lạnh trong nhà người phụ nữ này.
Độc tố aflatoxin được tìm thấy rất nhiều trong thớt, đũa và tủ lạnh trong nhà người phụ nữ này.
Aflatoxin là một chất độc sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus. Loại nấm này dễ sinh sản trong môi trường ẩm ướt và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
Aflatoxin được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1. Độc tố của aflatoxin vô cùng nguy hiểm: Chỉ 1mg cũng đủ gây ung thư, 20mg có thể gây chết người. Nếu asen là chất có độc tính cao thì độc tố của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua.
Hình minh hoạ.
Sau khi ngộ độc aflatoxin, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm gan như nôn mửa, chán ăn, sốt, báng bụng,… Trong trường hợp nặng có thể bị ung thư gan.
Aflatoxin thường xuất hiện ở 6 món ăn, đồ vật này trong nhà bạn
Để tránh xa aflatoxin, chúng ta phải tránh xa nguồn thực phẩm và những đồ dùng có thể sản sinh nấm mốc. Ví dụ như sau:
1. Đậu phộng và ngô mốc
Aflatoxin có thể được tìm thấy trong hơn 100 loại thực phẩm như các loại hạt, ngô, đậu và lạc mốc. Điển hình nhất là ngô, lạc mốc. Một khi những thực phẩm này bị mốc thì phải vứt bỏ ngay, nếu bạn tiêu thụ những thực phẩm nhiễm aflatoxin trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương tế bào gan và làm tăng tỷ lệ ung thư.
Nếu bạn tiêu thụ những thực phẩm nhiễm aflatoxin trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương tế bào gan.
2. Các loại hạt có vị đắng
Khi bạn ăn hạt dưa, hạt hướng dương có vị đắng thì chứng tỏ chúng đã bị mốc. Bạn cần phải nhổ chúng ra khỏi miệng và súc miệng ngay.
3. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày
Nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
4. Thớt và đũa ngâm lâu không rửa
Trên thực tế, đũa và thớt không thể tự sản sinh nấm Aspergillus flavus, nhưng vì thớt thường được sử dụng để thái nhiều loại thực phẩm, còn đũa phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều món ăn khác nhau... nếu được ngâm trong môi trường nước ẩm ướt sẽ dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, trong số đó rất có thể là nấm Aspergillus flavus.
5. Đũa mốc
Phần lớn chúng ta đều sử dụng đũa gỗ, nhưng loại đũa này nếu không vệ sinh và bảo quản cẩn thận thì rất dễ mốc và sản sinh ra chất ung thư aflatoxin. Khi thấy đũa hoặc thức ăn bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ chúng càng nhanh càng tốt.
Đũa mốc là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan.
6. Dầu tự ép kém chất lượng
Nhiều người nghĩ rằng dầu tự ép hoàn toàn được làm bằng tay và nó rất an toàn. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường có rất nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm. Ví dụ dễ hiểu nhất là ở khâu chọn lựa nguyên liệu, để giảm bớt chi phí, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc. Đây chính là nguyên nhân khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin.
Đồng thời, dầu tự ép cũng không thể bảo quản được lâu. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh lúc nào không biết.
(Theo The Paper/Zhuanlan/Sina)
Trí thức trẻ