Gia đình 7 người đồng loạt nhiễm chất gây ung thư loại 1, nhà bạn cũng có thể tiềm ẩn chất độc hại này
Đôi khi mầm bệnh ung thư có thể tiềm ẩn trong chính ngôi nhà và xuất phát từ hơi thở của người thân trong gia đình mà bạn không ngờ đến.
- 12-10-2019"Fluor gây khuyết tật bẩm sinh, ung thư" - thông tin đang lan truyền khiến nhiều người lo ngại, tẩy chay kem đánh răng: Sự thật thì sao?
- 12-10-2019Chỉ 10s nhìn 2 bức ảnh này bạn sẽ biết mình có bị chứng bệnh gây đau đầu, co giật mà 15% người Việt mắc không
- 12-10-2019Chuyên gia rùng mình với loại bánh mì nóng giòn được tẩm “hóa chất lạ” để nở to, chín nhanh hơn: Ăn nhiều cẩn thận biến đổi gen, mắc ung thư
Bà Lý (85 tuổi) hiện đang sinh sống ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Từ vài năm trở lại đây, do bị mất ngủ vào ban đêm nên bà thường xuyên phải dùng thêm thuốc ngủ. Trong kỳ kiểm tra sức khỏe mới đây tại Bệnh viện Vũ Hán, bác sĩ có hỏi thăm về tình hình sức khỏe đợt này của bà Lý. Sau đó, bác sĩ phát hiện thấy hơi thở của bà Lý rất nặng mùi.
Cũng từ đây, bác sĩ nghi ngờ bà Lý đang bị nhiễm vi khuẩn H. pylori (Helicobacter pylori) nên yêu cầu bà đi kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, lượng vi khuẩn H. pylori trong cơ thể bà Lý cao gấp 8 lần người bình thường. Chính điều này đã khiến cho bà Lý không thể ngủ ngon và làm cả gia đình đều rất lo lắng. Bà Lý cho biết, cả gia đình nhà bà đợt này cũng thấy ngủ không yên giấc hàng đêm. Lúc này, bác sĩ đã nghi ngờ cả gia đình nhà bà có thể cũng nhiễm vi khuẩn nên yêu cầu họ đi kiểm tra. Và kết quả sau đó cho thấy, hai cô con gái, hai anh con rể và hai người cháu của bà Lý đều đang nhiễm vi khuẩn H. pylori.
Nguyên nhân khiến cả gia đình đều bị nhiễm loại vi khuẩn này là do tiếp xúc với hơi thở nặng mùi của bà Lý và dùng chung bát đũa khi ăn cơm. Bác sĩ cho biết, những bệnh nhân dương tính với vi khuẩn H. pylori thường bị khó chịu ở đường dạ dày, xuất hiện một số triệu chứng như thoát vị, buồn nôn và nôn. Trong số đó, một số người không có triệu chứng rõ ràng lại dễ bị mất ngủ, hay thức dậy sớm và luôn ở trong trạng thái bồn chồn, lo âu.
Vi khuẩn H. pylori từng được WHO liệt kê là chất gây ung thư loại 1
H. pylori (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn giống như xoắn ốc, nó sẽ xâm chiếm niêm mạc dạ dày của con người. Loại vi khuẩn này cũng là vật chủ duy nhất, là nơi bắt đầu nguồn lây nhiễm trong cơ thể. Đa phần, những người nhiễm vi khuẩn H. pylori thường không có triệu chứng cụ thể.
Nghiên cứu hiện đại cũng đã xác nhận rằng, H. pylori là nguyên nhân chính gây ra các bệnh loét dạ dày và dễ tái phát sau khi điều trị. Tỷ lệ phát hiện loại vi khuẩn này ở những bệnh nhân loét tá tràng cao tới 95 - 100% và tỷ lệ phát hiện ở bệnh nhân loét dạ dày là trên 70%. Đồng thời, H. pylori cũng là loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày và u lympho mô niêm mạc dạ dày từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là chất gây ung thư loại 1.
Qua đây, bác sĩ cũng nhấn mạnh mọi người nên đặc biệt chú ý vấn đề này. Khi phát hiện có người thân trong gia đình nhiễm vi khuẩn H. pylori cần nhanh chóng đi khám để kiểm tra sức khỏe của mình ngay, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả.
Vi khuẩn H. pylori lây truyền qua những đường nào?
- Đường miệng - miệng: Vi khuẩn H. pylori hay được tìm thấy trong đường nước bọt, cao răng... từ khoang miệng người mắc bệnh. Đặc biệt, nếu bạn dùng chung bát đĩa, bàn chải... từ người có vi khuẩn H. pylori thì khả năng lây nhiễm là rất cao.
- Đường dạ dày - miệng: Những người có vi khuẩn H. pylori trong dạ dày khi gặp phải chứng trào ngược hoặc ợ chua sẽ làm vi khuẩn đẩy lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
- Đường dạ dày - dạ dày: Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ đường này chủ yếu trong những đợt làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn, nếu không vệ sinh sạch dụng cụ mà đã sử dụng tiếp sang người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Đường phân - miệng: Vi khuẩn H. pylori cũng có thể đào thải thông qua đường phân của người bệnh nên dễ lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu hoặc trước khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhiễm bệnh qua đường trung gian từ côn trùng bám vào như ruồi, gián, muỗi.
Một số dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn H. pylori đang phát triển quá mức trong dạ dày của bạn, có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:
- Hôi miệng.
- Hay bị đau dạ dày.
- Bị tiêu chảy, nôn mửa.
- Cơ thể uể oải, tinh thần sa sút.
Source (Nguồn): Sohu
Helino