Giá gạo lên 'cơn sốt', quốc gia Đông Nam Á có dân số hơn 270 triệu người gồng mình xoay sở, Việt Nam trở thành cứu tinh tăng nhập khẩu gần 1.000%
Quốc gia này mong muốn nhập khẩu thêm 300.000 tấn gạo, tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- 27-02-2024Indonesia thiếu hụt gạo nghiêm trọng
- 26-02-2024Xuất hiện 1 ‘cá mập’ mua gạo Việt với giá hơn 1.000 USD/tấn: Soán ngôi Trung Quốc trở thành khách hàng lớn thứ 2, nhập khẩu tăng hơn 16.000%
- 25-02-2024Quốc gia 'hàng xóm' dự kiến nhập 3 triệu tấn gạo mới 'đủ ăn' - cơ hội tăng mạnh xuất khẩu của Việt Nam đã đến
Dưới ánh nắng chiều, hàng chục người Indonesia, chủ yếu là phụ nữ, xếp hàng dài để mua những bao gạo được trợ cấp, cánh tay của họ thò qua cổng kim loại để lấy vé đảm bảo cho họ một chỗ để mua hàng, theo Reuters.
Khu chợ tạm do cơ quan thu mua thực phẩm nhà nước (Bulog) điều hành ở thành phố Bekasi, cách thủ đô Jakarta 25 km về phía đông, đang tập trung nhiều người dân Indonesia để mua gạo.
Là mặt hàng quan trọng trong hầu hết mọi bữa ăn của Indonesia - quốc gia Đông Nam Á có dân số hơn 270 triệu người, giá gạo đã tăng hơn 16% kể từ năm ngoái do hiện tượng thời tiết El Nino khiến lượng mưa giảm trên phần lớn khu vực châu Á trong năm 2023. Điều này làm giảm sản lượng ngũ cốc và gây ra áp lực lạm phát lương thực cho một số nền kinh tế vốn nhạy cảm với giá.
Bà Masih, một người bán dừa 55 tuổi, nằm trong số những người chen lấn để mua một bao gạo nặng 5 kg cho biết : "Tốt hơn là bạn nên xếp hàng thì mới có gạo mang về nhà. Gạo ở chợ đắt nên tôi mua ở đây với giá rẻ hơn nhiều”.
Giá gạo tại chợ được giới hạn ở mức 10.600 rupiah (67,8 US Cent)/kg, so với 14.300 rupiah trên thị trường mở. Bulog giới hạn lượng bán hàng ở mức 10 kg mỗi khách hàng để tránh tình trạng tích trữ. Chính phủ Indonesia thường can thiệp để bán các sản phẩm thực phẩm với giá trợ cấp khi giá tăng.
Bulog đã phân phối hơn 300.000 tấn gạo từ kho dự trữ của chính phủ kể từ tháng 1 tới hàng trăm chợ trên khắp đất nước, sau các báo cáo về tình trạng khan hiếm tại các cửa hàng bán lẻ khác.
Cơ quan Lương thực Quốc gia, cơ quan giám sát Bulog, cho biết họ đã tiến hành 429 phiên chợ tạm trong tháng 1 và lên kế hoạch mở thêm 315 phiên chợ nữa vào cuối tháng 2.
Năm nay, tình trạng thiếu mưa khiến việc gieo trồng bị chậm trễ, kéo theo vụ thu hoạch cao điểm bị trì hoãn một tháng. Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp cho thấy nguồn cung gạo thiếu hụt 1,63 triệu tấn trong tháng 1 và 1,15 triệu tấn trong tháng 2.
Indonesia, quốc gia đã nhập khẩu khối lượng gạo kỷ lục vào năm 2023, đã phân bổ hạn ngạch nhập khẩu bổ sung 1,6 triệu tấn, trên mức 2 triệu tấn đã được phê duyệt trước đó cho năm 2024, có khả năng khiến giá toàn cầu tăng thêm, gần mức cao nhất trong 16 năm.
Trong năm 2023, Indonesia đã vươn lên trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam với sản lượng hơn 1,16 triệu tấn, thu về hơn 640 triệu USD, tăng mạnh 878% về lượng và tăng đến 992% về trị giá so với năm 2022.
Trong sự kiện đấu thầu nhập khẩu gạo hôm 17/1 của Indonesia, Việt Nam là quốc gia duy nhất có nhiều doanh nghiệp tham gia và thắng thầu với số lượng lớn, chiếm 2/3 trong gói thầu 500.000 tấn gạo. Trong đó có Tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Công Ty CP Quốc Tế Gia, Công ty CP Thực phẩm thiên nhiên King Green, Công ty CP Xuất nhập khẩu Kiên Giang và Công ty TNHH Lương thực Phát tài (Đồng Tháp).
Mới đây, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa gửi thư mời đến các doanh nghiệp/đối tác có nhu cầu để tham gia đấu thầu cung cấp 300.000 tấn gạo cho quốc gia này. Đây là lần nhập khẩu thứ hai trong năm 2024, tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư