Giá hai loại dầu chuẩn của thế giới bất ngờ 'lao dốc'
Giá dầu Brent giảm gần 1% và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2% tính chung cả tuần qua. Trong tuần trước đó, cả hai loại dầu này giảm giá khoảng 2%.
- 26-08-2023Mẫu sedan hybrid 'đẹp như vẽ' đối đầu Kia K3: Giá từ 420 triệu, tiêu thụ chưa đến 5L/100 km
- 26-08-2023Một mặt hàng của Việt Nam ngày càng được người Nga ưa chuộng: Chi mạnh tay nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
- 25-08-2023Một quốc gia châu Á đang đe dọa Nga trên thị trường dầu mỏ: Bán dầu giá rẻ cho “khách ruột” của Moscow với giá hấp dẫn, tăng sản lượng 50% chỉ trong vòng 2 năm
Giá dầu thế giới phiên 25/8 tăng khoảng 1%, lên mức cao trong một tuần, khi giá dầu diesel của Mỹ tăng mạnh, số giàn khoan dầu giảm và một nhà máy lọc dầu tại Louisiana xảy ra hỏa hoạn.
Giá dầu Brent tăng 1,12 USD, hay 1,3%, lên chốt phiên cuối tuần ở mức 84,48 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI tăng 78 xu Mỹ, hay 1%, lên 79,83 USD/thùng.
Giá dầu diesel tăng khoảng 5%, lên mức cao nhất trong gần 7 tháng, khiến mức chênh lệch với giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Nhà phân tích Phil Flynn tại công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group, cho rằng yếu tố chính khiến giá dầu thô tăng là lo ngại về giá dầu diesel, chênh lệch giữa giá dầu với dầu thô và tình trạng thiếu dầu diesel khi các nhà máy lọc dầu tiến hành bảo dưỡng. Giá dầu thô cũng nhận được sự hỗ trợ khi một nhà máy lọc dầu tại Louisiana xảy ra hỏa hoạn và số giàn khoan dầu tại Mỹ giảm.
Tuy nhiên, số liệu kinh tế yếu và đồng USD mạnh lên đã hạn chế đà tăng của giá dầu.
Giá dầu tăng nhẹ khi khép phiên 24/8, sau khi thông tin về lượng dầu khí dự trữ giảm ở châu Âu lấn át lo ngại về nhu cầu yếu và đồng USD mạnh. Giá dầu thô Brent tăng 15 xu (tương đương 0,2%) và khép phiên ở mức 83,36 USD/thùng. Giá dầu thô của Mỹ cũng tăng 16 xu (0,2%) lên 79,05 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu giảm gần 1% vào ngày 23/8, khi nhu cầu yếu với dự trữ xăng của Mỹ tăng và số liệu sản xuất yếu trên toàn cầu lấn át tâm lý lạc quan về mức giảm lớn hơn dự kiến về lượng dầu thô dự trữ của Mỹ. Khép lại phiên này, giá dầu Brent giảm 82 xu Mỹ (tương đương 0,98%) xuống 83,21 USD/thùng. Giá dầu thô của Mỹ giảm 75 xu Mỹ (0,9%) xuống 78,89 USD/ounce.
Còn trong phiên 22/8, giá dầu giảm khi các nhà đầu tư vẫn tập trung chú ý vào khả năng sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc tiếp tục làm giảm nhu cầu của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này. Giá dầu Brent giảm 43 xu Mỹ, hay 0,5%, xuống 84,03 USD/thùng, trong khi giá dầu của Mỹ giảm 48 xu Mỹ, xuống 79,64 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu đi xuống trong phiên 21/8, khi thị trường không còn quá nhiều kỳ vọng về nhu cầu tại Trung Quốc. Khép lại phiên này, giá dầu Brent giảm 34 xu Mỹ, hay 0,4%, xuống 84,46 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 53 xu Mỹ, hay 0,65%, và đóng phiên ở mức 80,72 USD/thùng.
Lãi suất tăng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu. Đồng USD mạnh lên cũng có thể làm chậm nhu cầu dầu khi khiến dầu đắt hơn với những người mua bằng các đồng tiền khác.
Các nhà phân tích tại ngân hàng Morgan Stanley nhận định giá dầu Brent có thể duy trì ở mức khoảng 80 USD/thùng, khi thị trường dầu thô được dự báo vẫn thiếu cung từ nay đến hết năm 2023, trước khi dư thừa vào đầu năm 2024.
Báo Tin tức