Giá khí đốt tại châu Âu lên mức cao nhất trong gần 6 tháng
Giá dầu thế giới tiếp tục đà giảm trong phiên giao dịch ngày 16/8, song giá khí đốt tại châu Âu vẫn tăng, chạm mức cao nhất trong gần 6 tháng qua. Những dấu hiệu này làm dấy lên lo ngại kinh tế châu Âu có nguy cơ rơi vào suy thoái.
- 09-08-2022Sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Trung Quốc vượt 100 tỷ m3/năm
- 08-08-2022Cơn 'khát' khí đốt dâng cao trên toàn cầu, những quốc gia này đang nắm giữ kế hoạch "bom tấn" để thống trị thị trường
- 06-08-2022Khí đốt bỗng ‘quý như vàng’: Ông lớn châu Âu, châu Á đua nhau gom từng mét khối – nhà giao dịch sẵn sàng phá hợp đồng dài hạn chọn khách mua trả giá cao
Hệ thống nén khí của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Ảnh: TASS/TTXVN
Theo đó, vào tối 16/8 (theo giờ Việt Nam), giá dầu West Texas Intermediate giảm 1,1%, xuống còn 88,45 USD/thùng. Với mức giảm 1%, giá dầu Brent Biển Bắc được giao dịch ở mức 94,16 USD/thùng,
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán lớn hầu hết không tăng điểm trong bối cảnh có tín hiệu cho thấy Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp vào tháng tới sau khi lạm phát tại Mỹ có phần chững lại. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 trên sàn chứng khoán London (Anh) tăng 0,6%, đứng ở mức 7.55,98 điểm. Cũng với mức tăng tương tự, chỉ số DAX trên thị trường Frankfurt (Đức) đứng ở mức 13.902,03 điểm, trong khi đó chỉ số CDC 40 trên thị trường Paris (Pháp) tăng 0,4% lên mức 6.594,98 điểm. Chỉ số EURO STOXX 50 tăng 0,4%, tạm ở mức 3.804,66 điểm.
Bà Susannah Streete, nhà phân tích thị trường và đầu tư cấp cao thuộc Hargreaves Lansdown, nhận định sự quan ngại đang gia tăng về triển vọng tăng trưởng toàn cầu "u ám" khi các nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, đẩy giá dầu đi xuống với dự báo nhu cầu có thể sụt giảm.
Các hợp đồng dầu thô chính đều sụt giảm 3% trong ngày 15/8 do kỳ vọng nhu cầu giảm vì một loạt các chỉ số kinh tế mềm ở các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi đó, các dấu hiệu cho thấy Iran đang tiến tới một thỏa thuận hạt nhân đã làm tăng thêm áp lực giảm giá, với một thỏa thuận có thể cho phép nước này tái khởi động việc xuất khẩu dầu ra thị trường thế giới.
Các nhà phân tích cho rằng Tehran có thể cung cấp 2,5 triệu thùng dầu/ngày, mang lại nguồn cung rất cần thiết, vốn bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Còn Libya cũng đã thúc đẩy sản xuất, giúp giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua.
Trên thị trường khí đốt châu Âu, giá tham chiếu khí đốt tự nhiên TTF của Hà Lan đã tăng 4,7%, lên mức 230,50 euro/MW giờ, mức cao nhất kể từ đầu tháng 3.
Báo Tin Tức