MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá khí gas thế giới tăng dữ dội – nguyên nhân từ đâu và rủi ro như thế nào?

04-10-2021 - 20:06 PM | Thị trường

Giá khí gas thế giới tăng dữ dội – nguyên nhân từ đâu và rủi ro như thế nào?

Trong vòng chưa đầy một năm rưỡi, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã tăng từ mức THẤP KỶ LỤC thành mức CAO KỶ LỤC, khiến thị trường từ chỗ quay cuồng bởi ảnh hưởng của dại dịch Covid-19 chuyển thành không thể theo kịp nhu cầu hồi phục trên toàn cầu.

Nhu cầu khí đốt tăng do tăng trưởng kinh tế cộng với mùa đông lạnh giá ở Bắc bán cầu, sau đó là mùa hè nóng bức, trong khi nguồn cung bị cản trở do các vấn đề sản xuất. Việc giảm cung cấp điện và cắt cúp điện gần đây trên khắp Trung Quốc do thiếu than khiến cho tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng thâm nữa bởi sự cạnh tranh giữa châu Á và châu Âu trong việc đảm bảo nguồn năng lượng.

Tất cả những điều đó dẫn đến một thực tế không ai có thể tưởng tượng được: Giá LNG đã đạt 34 USD/triệu đơn vị nhiệt điện của Anh (mmBtu) trong tuần này, so với mức chỉ dưới 2 USD/mmBtu vào tháng 5/2020, trong đó riêng từ đầu năm đến nay, giá khí đốt tại Châu Âu đã tăng hơn 300%.

Giá khí gas thế giới tăng dữ dội – nguyên nhân từ đâu và rủi ro như thế nào? - Ảnh 1.

Giá LNG giao ngay và giao sau.

Vấn đề cung – cầu

Lượng khí đốt dự trữ ở cả Châu Âu và Châu Á – hai khu vực chiếm 94% tổng lượng nhập khẩu LNG toàn cầu và hơn 1/3 lượng tiêu thụ khí đốt của cả thế giới - hiện vẫn ở mức cực kỳ thấp.

Hầu hết các nhà sản xuất LNG lớn đang hoạt động hết hoặc gần hết công suất, và đã phân bổ phần lớn lượng khí xuất khẩu cho các khách hàng cụ thể nên không có khả năng cung cấp thêm nữa trong ngắn hạn.

Theo Liên minh Khí đốt Quốc tế, chỉ 8,9 triệu tấn/năm (mtpa) trong tổng số 139,1 mtpa công suất khí hóa lỏng mới theo kế hoạch dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động trong năm 2021.

Một số công suất bổ sung trong số đó đã bị hoãn lại do cuộc khủng hoảng logistic vì Covid-19, khiến việc xây dựng và bảo trì tại một số địa điểm quan trọng, bao gồm cả ở Indonesia và Nga. bị đình trệ trong năm qua.

Cho đến nay trong năm nay, 288,1 triệu tấn LNG đã được bốc xếp để xuất khẩu trên toàn cầu, chỉ tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của Refinitiv cho thấy.

Rủi ro rất lớn

Người mua có thể gặp khó khăn trong việc mua đủ khí đốt để sử dụng và dự trữ. Gần đây, Châu Âu có ít gió hơn, khiến cho việc sử dụng khí đốt ở các nhà máy điện của khu vực tăng lên. Trong khi đó, ở Trung Quốc, điện đang trở thành mặt hàng "phân phối" cho lĩnh vực công nghiệp và một số khu dân cư, khiến lượng nhập khẩu LNG tăng vọt.

Những dự báo xa hơn cho rằng mùa đông ở phần lớn Châu Á năm nay không quá lạnh. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại có thể xảy ra đợt rét đậm như năm 2020/21, có khả năng dẫn đến một đợt mua mạnh tương tự như hồi tháng 1/2021, khiến giá khí tăng vọt.

"Suy nghĩ theo hướng cực đoan thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một số chuyến tàu chở khí gas hoặc LNG thậm chí có thể sẽ được bán trao tay trong khoảng giá 100 USD/mmBtu, tương đương 580 USD/thùng quy dầu mỏ, dựa trên quan sát giá khí đốt ở Mỹ đã tăng mạnh như thế nào, ví dụ như trong 10 năm vừa qua", Citi cho biết trong một lưu ý gửi tới khách hàng vào tuần trước.

Nguồn cơn của cuộc khủng hoảng khí đốt

Còn nhớ, giá LNG giao ngay đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, là 1,85 USD/mmBtu vào tháng 5/2020, khi các biện pháp phong tỏa/giãn cách xã hội chống Covid-19 làm giảm nhu cầu điện, trong khi thị trường khí được bổ sung những nguồn cung mới từ các nhà sản xuất lớn, bao gồm Qatar, Australia và Mỹ.

Giá khí gas thế giới tăng dữ dội – nguyên nhân từ đâu và rủi ro như thế nào? - Ảnh 2.

Xuất khẩu LNG toàn cầu tháng 6 – 9 giảm do Covid-19.

Sau đó, các nhà sản xuất LNG đã cắt giảm sản lượng, giảm xuất khẩu trong mùa hè năm 2020, khiến cho lượng dự trữ khí đốt toàn cầu bị ảnh hưởng kéo dài.

Đợt thời tiết quá lạnh gây đóng băng hồi mùa đông năm 2020/21 sau đó khiến nhiều nhà cung cấp điện bị thiếu hụt nhiên liệu, làm tăng nhu cầu LNG giao ngay. Dự trữ khí đốt càng bị thắt chặt hơn nữa do những hạn chế trong khâu logistics khiến cho việc giao hàng bị chậm lại.

Những yếu tố đó, cộng với cước phí vận tải cao đã khiến giá LNG giao ngay tăng lên mức cao kỷ lục, 32,50 USD/mmBtu vào giữa tháng 1, mặc dù sau đó giá giá đã giảm trở lại về mức dưới 10 USD vào cuối tháng đó.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, giá đã tăng trở lại. Các khách hàng Châu Âu phải chật vật làm đầy lượng khí dự trữ khi mà mùa hè nóng nực khiến việc sử dụng máy điều hòa không khí gia tăng, cũng như giá carbon cao, buộc các nhà máy phát điện phải giảm sử dụng than và chuyển sang tăng sử dụng khí.

Việc Na Uy bảo trì các cơ sở khai thác khí đốt và nguồn cung từ Nga giảm khiến cho cung khí đốt toàn cầu càng thêm eo hẹp.

Giá khí gas thế giới tăng dữ dội – nguyên nhân từ đâu và rủi ro như thế nào? - Ảnh 3.

Nhập khẩu LNG vào Châu Âu 8 tháng đầu năm giảm mạnh.

Châu Á gia tăng nhập khẩu khí đốt cạnh tranh với châu Âu

Một "cuộc chiến tranh mua LNG" đang diễn ra. Các nước châu Á khi các nhà nhập khẩu đang cố gắng gom thật nhiều khí đốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa đông.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy, lượng khí đốt Châu Á mua vào tăng cao do nhu cầu mạnh mẽ từ khách hàng Trung Quốc và việc bổ sung vào kho dự trữ đã cạn kiệt, làm cho tình trạng thiếu hụt khí đốt ở Châu Âu càng thêm trầm trọng, khiến nhập khẩu mua cao hơn ở châu Á do nhu cầu của Trung Quốc tăng và việc xây dựng lại kho hàng đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt của châu Âu, dẫn đến nhập khẩu khí vào Châu Âu tính tới tháng 8 giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 8 đạt gần 250 nghìn tấn, giá trị 173 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 25% về giá trị so với tháng 7. Đây là tháng thứ hai liên tiếp nhập khẩu khí ghi nhận mức tăng đột biến.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 795 triệu USD, tăng 8% về lượng, tăng 49% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Giá nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 8 đạt 696 USD/tấn, tăng 20% so với tháng 1. Tính chung 8 tháng đầu năm, giá khí đốt nhập khẩu đạt trung bình 609 USD/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung khí đốt trong tương lai có tăng hay không?

Ngoài sự chậm trễ khởi công của các dự án vì lý do Covid-19, việc ngành năng lượng toàn cầu xoay trục khỏi nhiên liệu hóa thạch để hướng tới các nguồn cung cấp năng lượng xanh hơn đã làm chậm lại việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng LNG.

Charif Souki, đồng sáng lập công ty khí đốt tự nhiên Tellurian của Mỹ, cho biết điều đó đã cản trở khả năng của các nhà sản xuất trong việc nhanh chóng bổ sung nguồn cung cấp khí cho thị trường.

"Thế giới như bị ru ngủ bởi sự tự mãn vì giá cả ở mức thấp trong 5 năm liền nên không ai cảm thấy động lực thôi thúc để lập kế hoạch, và mọi người đều rất tôn trọng việc bảo vệ môi trường. Điều đó thật tuyệt vời - chúng ta nên như vậy - nhưng chúng ta cũng nên nhìn vào những gì thực sự hoạt động thay vì chỉ đơn giản là những gì chúng ta hy vọng, "ông Souki nói.

Tham khảo: Refinitiv

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên