Giá sầu riêng rớt từ 200.000 đồng về 50.000 đồng/kg, bầu Đức tự tin: Trung Quốc không thể trồng sầu riêng vì lạnh, chưa kể đã đi sau HAGL 5 năm
"Nên họ nói trồng được sầu riêng là nói vậy thôi. HAGL không ngại gì về dự án sầu riêng" - Ông Đức nói.
- 02-05-2023'Soi' doanh thu Vingroup: Trong mỗi 100 đồng thu về có gần 5 đồng bán xe, 74 đồng bán nhà
- 02-05-2023Đại gia chăn nuôi quý 1/2023: “Sấp mặt” với chi phí lãi vay, BAF, Hoà Phát, Dabaco lỗ kỷ lục, HAGL không còn lãi từ heo
- 29-04-2023Bầu Đức: Sau khi bán HNG, HAGL chỉ còn hai bàn tay trắng nhưng giờ đây, tên tuổi HAGL xuất hiện định kỳ sáng thứ 3 và thứ 4 tại sàn chuối xuất sang Trung Quốc
Từng có giá cao ngất ngưỡng đến 200.000 đồng/kg, giá sầu riêng đang quay đầu giảm mạnh, chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg khi mua tại vườn, bằng với mức giá lúc loại trái cây này chưa được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
Một số ý kiến lý giải nguyên nhân của sự rớt giá này đến từ việc nông dân đổ xô đi trồng sầu riêng, và Trung Quốc cũng công bố dự án mới hàng ngàn ha sau khi thí điểm thành công.
Vấn đề này được đặt ra tại Đại hội cổ đông thường niên mới đây của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) khi năm ngoái, bầu Đức lần đầu chia sẻ về vườn sầu riêng 1.000 ha của mình.
HAGL công bố và tiến hành trồng từ năm 2018, đến nay nhiều vườn đã bắt đầu cho trái bói, dự năm 2024 sẽ chính thức đi vào thu hoạch. Theo ông Đức, sầu riêng HAGL có lợi thế khi trồng ở vùng cao, khí hậu tốt cho trái trái mùa (sẽ được giá hơn). Và nhu cầu trong ngoài nước cao, sầu riêng dự mang về hàng ngàn tỷ cho HAGL trong tương lai.
Trả lời băn khoăn của cổ đông, bầu Đức khẳng định: “Trung Quốc trồng sầu riêng không được vì lạnh. Còn tại Việt Nam, từ đèo Hải Vân trở ra là không trồng được. Việt Nam chỉ có miền Tây, Tây Nguyên, Trung Bộ có khí hậu thích hợp với cây sầu riêng. Nên họ nói trồng được sầu riêng là nói vậy thôi. Chưa kể, nếu họ trồng được và trồng từ bây giờ, thì HAGL đã trồng 4-5 năm rồi. Chúng ta đã đi trước 5 năm.
Về tiêu thụ, phải nhìn nhận rõ là trước đây khoảng 10 năm, Trung Quốc không ăn sầu riêng, Việt Nam cũng thế. Cho đến nay, dù Trung Quốc ăn nhiều nhưng chỉ 50% dân số ăn thôi. Và sầu riêng bên Trung Quốc là loại trái cây rất đắt đỏ, không phải ai ăn cũng được”.
Cho nên, HAGL không ngại gì về dự án sầu riêng. Mặt khác, sầu riêng là hàng có thể cấp đông, HAGL có thể bảo quản 6 tháng – 1 năm để xuất đi châu Âu, Mỹ; song song với việc xuất sang Trung Quốc là xuất tươi. Ông Đức nhấn mạnh điều quan trọng nhất của sầu riêng là giá vốn bao nhiêu.
“Giá vốn hiện nay thực tế chưa tới 10.000 đồng/kg, thậm chí giá mà số lượng lớn chỉ 5.000 đồng/kg thôi” , bầu Đức cho biết. Do đó, theo ông Đức, nông dân “than” giá sầu riêng rớt quá, lỗ… nhưng bản chất với 50.000 đồng/kg là họ lãi rồi. Bởi, “Sầu riêng bán giá nào cũng được, giá 20.000 đồng/kg cũng được nữa, nhưng Việt Nam chưa bao giờ có giá này”.
Nói về đối thủ thì hiện có Thái Lan đã trồng trước Việt Nam 20 năm và có số lượng trồng nhiều nhất hiện nay. Việt Nam so với Thái Lan theo bầu Đức chưa ăn thua gì, dư địa còn nhiều.
Ghi nhận, sầu riêng được biết đến là loại trái đặc biệt được ưa chuộng bởi khách hàng Trung Quốc. Sản lượng sầu riêng tiêu thụ tại Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài (năm 2021 lên tới 821,5 ngàn tấn). Trung Quốc hiện đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ sầu riêng, với 19% tổng sản lượng tiêu thụ sầu riêng mỗi năm – sau Indonesia (40%) và Malaysia (24%).
Tại Việt Nam, một thống kê cho thấy năm 2022 kim ngạch xuất khẩu sầu riêng nước ta đạt gần 400 triệu USD, riêng xuất sang Trung Quốc ước đạt 300 triệu USD. Mới đây, Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng chính ngạch qua nước này. Điều này mở ra cơ hội lớn cho trái sầu riêng Việt Nam và người trồng nói chung. Trong đó, có Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) của bầu Đức.
Hiện, bầu Đức đang trồng khoảng 1.000 ha sầu riêng, gồm 200 ha tại Việt Nam và gần 800 ha tại Lào (trong năm 2022 có trồng thêm), với hai giống chủ lực là sầu riêng Monthong (Thái Lan) và Musaking (Malaysia).
Cũng như chuối, sầu riêng được trồng cuốn chiếu.
Nói cụ thể về tính trái vụ, bầu Đức cho biết: “Sầu riêng trong nước thu hoạch vào tháng 7 còn sầu riêng của HAGL trồng ở Gia Lai là trên độ cao 600m, ở Lào là độ cao 900m nên tháng 10 mới thu hoạch. Bán trong nước có khi còn chưa đủ, không biết có mà bán cho Trung Quốc hay không”.
Với năng suất ước vào khoảng 30 - 40 tấn/ha, sầu riêng theo kỳ vọng của bầu Đức sẽ mang về khoảng lợi nhuận lớn cho HAGL, ngang ngửa heo và chuối. Bởi, sầu riêng là trái có biên lợi nhuận rất lớn.
"Sầu riêng nông dân trồng chỉ cần bán giá 20.000 VNĐ/kg là có lãi. Riêng HAGL, mảng sầu riêng có biến phí là 5.000 VNĐ, tính cả chi phí đất đai… thì giá vốn sầu riêng là 10.000 VNĐ/kg. Với giá bán bình thường dao động từ 70.000-90.000 VNĐ, biên lãi trái này cực kỳ cao" , bầu Đức từng nói.
Tính đến nay, sầu riêng của HAGL có 62ha tại Việt Nam đã vào mùa thu hoạch. Trong đó, khoảng 30ha đã cho trái bói vào quý 3/2022, khối lượng quân bình mỗi trái nặng 3,5 kg, có trái cá biệt lên đến 9-10 kg/trái.
Sang năm 2023, bên cạnh 62ha tại Việt Nam, ước tính có khoảng vài chục ha tại Lào cũng được thu hoạch. Trong đó, diện tích sầu riêng trồng bên Lào xuất chính ngạch sang Trung Quốc khá dễ dàng. Tại Việt Nam, Chính phủ hai nước đã ký nghị định thư nên việc xuất khẩu hàng từ Việt Nam cũng thuận lợi. Với lợi thế bạn hàng có sẵn, hiện các vườn sầu riêng của HAGL cũng đang thực hiện những yêu cầu để xuất khẩu vào nước này.
Nhịp sống thị trường