Giá taxi điện VinFast đắt hay rẻ: Nhìn ngay bảng so sánh với Mai Linh, Vinasun, G7… để chọn được xe phù hợp
Dịch vụ taxi điện của GSM có giá mở cửa cao hơn các hãng taxi truyền thống khác, nhưng lại rẻ hơn đáng kể theo từng km.
- 08-04-2023Bất chấp xe cũ mất giá gần một nửa, ông lớn ngành xe giảm giá xe điện lần thứ 5 kể từ đầu năm
- 08-04-2023Đây là chiếc ô tô điện "làm mưa làm gió" tại Nhật Bản trong năm qua: Thiết kế cực nhỏ gọn, giá tương đương Hyundai i10 tại Việt Nam
- 08-04-2023Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu số 1 thế giới trong năm 2022, Mỹ và Trung Quốc đều đang tăng cường nhập khẩu
Sáng 8/4, GSM (công ty con thuộc tập đoàn Vingroup) công bố chính thức khai trương dịch vụ taxi điện với thương hiệu Taxi Xanh SM tại Hà Nội từ ngày 14/4.
Theo đó, giá mở cửa cho 1km đầu tiên của dịch vụ GreenCar là 20.000 đồng. Với 24km tiếp theo, giá cước VF 5 Plus là 14.000 đồng/km, giá cước VF e34 là 15.500 đồng/km. Từ km thứ 26 trở đi, giá cước hai mẫu xe trên lần lượt là 12.000 đồng/km và 12.500 đồng/km.
Dịch vụ GreenCar Luxury cao cấp hơn, cố định giá mở cửa và giá mỗi km là 21.000 đồng.
Trong giai đoạn đầu tại Hà Nội, Taxi Xanh SM sẽ đưa vào hoạt động 500 xe VF e34 và 100 xe VF 8. Đội xe GreenCar sẽ được bổ sung VF 5 Plus sau khi VinFast chính thức bàn giao mẫu xe này.
Taxi Xanh SM là hãng taxi đầu tiên tại Việt Nam khai thác 100% ô tô điện. Trong khi đó, các hãng taxi truyền thống phổ biến tại Việt Nam như Mai Linh, Vinasun, G7, Taxi Group,... chủ yếu khai thác các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong như Hyundai Grand i10, Kia Morning, Toyota Vios, Mitsubishi Attrage, Toyota Innova hay Toyota Fortuner.
Từ trái qua phải là giá cước taxi 5 chỗ của Vinasun, giá cước của G7 Taxi và Taxi Group.
So sánh với một số hãng taxi truyền thống khác, dịch vụ taxi điện của Taxi Xanh SM có giá mở cửa cao hơn vài nghìn đồng. Tuy nhiên, hầu hết các đối thủ của Xanh SM tính mở cửa theo 500m hoặc 900m đầu tiên - những quãng đường hy hữu khi sử dụng taxi. Do đó, Xanh SM sẽ rẻ hơn theo từng km. Tức đi càng xa, chi phí càng rẻ. Thậm chí, giá cước của Taxi Xanh SM có thể rẻ hơn, bởi các hãng taxi khác khai thác xe động cơ đốt trong, giá cước không cố định vì phụ thuộc vào giá xăng dầu.
Ví dụ như tháng 9/2022, sau nhiều đợt xăng dầu tăng giá, giá cước taxi của Mai Linh tại TP.HCM tăng lên mốc 20.000 đồng/1km giá mở cửa, 18.600 đồng/km với 24km tiếp theo và 16.600 đồng/km sau km thứ 25.
Giá cước của Grab (bên trái) và Be (bên phải).
Các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt xe qua ứng dụng công nghệ như Grab và Be có mức giá mở cửa và từng km phải chăng hơn. Tuy nhiên, các đơn vị này còn tính thêm giá cước tính theo thời gian di chuyển hoặc thay đổi điểm đến, điều kiện giao thông hay thời tiết khiến chi phí thực tế có thể cao hơn.
thethaovanhoa.vn
Sự kiện: Tiêu dùng thông minh
Xem tất cả >>- Khuyến mãi 'sập sàn', người dân TPHCM đổ vào trung tâm thương mại mua sắm dịp 2/9
- Giải mã hàng cao cấp nhưng giá bình dân
- Nên cho quần áo khô hay quần áo ướt vào máy giặt? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai
- Hàng loạt mẫu iPhone "chạm đáy" với mức giảm giá lịch sử, thời điểm vàng để sắm điện thoại mới là đây!
- Mẫu điện thoại giá 4 triệu của Samsung mà lại đe dọa được cả iPhone 15 "lẫy lừng": Chuyện gì đã xảy ra?