Giá thức ăn tăng cao, người nuôi cá đứng ngồi không yên
Người nuôi cá tại ĐBSCL đang đứng ngồi không yên vì giá thức ăn từ đầu năm tới nay liên tục tăng cao. Nhiều nơi, bà con thả nuôi cầm chừng, thậm...
- 19-03-2022Giá cá tra tăng cao, nhưng người nuôi có thể đối mặt với rủi ro lớn
- 17-02-2022Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL mức cao, nhiều hộ nuôi vẫn chưa bán
- 23-11-2021Doanh nghiệp và nông dân nuôi cá tra tiếp tục “vật lộn” với COVID-19
Giá thức ăn đầu vào tăng cao, nhưng nghịch lý là giá giá nguyên liệu bán ra lại ở mức thấp, nên bà con lại càng khó khăn hơn.
Hiện 1 kg thức ăn khi tới ao cá của nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long có giá gần 14.000 đồng. So với cùng kỳ năm 2021, mức giá này đã tăng khoảng 3.000 đồng/kg.
Đó là giá đại lý bán cho nông dân mua bằng tiền mặt. Còn mua nợ, người nuôi cá tra phải chịu mức giá cao hơn từ 500 - 1.000 đồng/kg. Với mức giá này, để nuôi 1 kg cá, nông dân phải mất từ 27.000 - 28.000 đồng, cao hơn so với giá thành sản xuất cá da trơn ở một số nước như: Bangladesh, Ấn Độ...
Vùng nuôi cá tra xuất khẩu của một công ty ở Cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. (Ảnh: TTXVN)
Nguyên nhân khiến giá thức ăn thủy sản tăng cao là do các nhà máy chế biến phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Một nghịch lý là giá thức ăn tăng cao, nhưng giá cá nguyên liệu luôn ở mức thấp, có thời điểm dưới giá thành sản xuất khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Hiện người nuôi cá đang chuyển sang sản xuất liên kết với nhà máy, hợp tác xã để sử dụng nguồn thức ăn với số lượng lớn, chất lượng cao và có giá thành thấp hơn mua đơn lẻ. Đây là một trong những giải pháp căn cơ để ứng phó trước cơn bão giá thức ăn thủy sản hiện nay.
VTV.VN