Gia tộc giàu có nhất nhì nước Đức lộ quá khứ đen tối: Tổ tiên là 'tín đồ' trung thành của Đức Quốc xã, khối tài sản đang nắm giữ có dính dáng đến thời kỳ này
Để tạ lỗi với các nạn nhân trong thời kỳ tăm tối của nước Đức, gia tộc Reinmann sẽ quyên góp 11 triệu USD cho một tổ chức từ thiện.
- 26-03-2019Một nửa thế giới trở nên hoang mang khi Ý "thân mật" với Trung Quốc tham gia Vành đai con đường
- 26-03-2019Chìm trong ‘núi’ nợ vì tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường, Maldives loay hoay tìm cách thoát khỏi bi kịch bị Trung Quốc ‘bòn rút'
Một trong số các gia tộc giàu có nhất nước Đức từ lâu đã "đau đầu" vì mối liên hệ với Đức quốc xã. Có thể kể đến đó là Quandt (nắm quyền kiểm soát BMW), Krupps (kinh doanh thép) và Flicks (khai thác mỏ và làm máy móc). Khối tài sản khổng lồ của các gia tộc này đều có liên quan đến thời kỳ này. Hiện tại, cả một gia tộc đứng sau những thương hiệu nổi tiếng ở Đức - Panera Bread và Krispy Kreme Doughnuts, cũng đối mặt với tình thế bối rối tương tự.
Gia tộc Reimann, cụ thể là Albert Reimann Sr. và Albert Reimann Jr. trong quá khứ đã sử dụng thường dân Nga và tù nhân chiến tranh Pháp làm lao động cưỡng bức cho các hoạt động kinh doanh và nhiều dự án xây dựng biệt thự trong thời Đức quốc xã, theo Nhật báo Bild của Đức. Số lượng chính xác hiện chưa được xác nhận nhưng Bild cho biết 175 lao động cưỡng bức đã được nhà Reimann sử dụng hồi năm 1943.
Tờ báo này đưa tin hôm Chủ Nhật, đầu năm 1931, gia tộc này đã hỗ trợ rất nhiều tiền cho các tổ chức của Đức quốc xã. Albert Reimann Jr., là nhân tố chủ chốt mang về khối tài sản trị giá vài tỷ USD cho con cháu sau này, đã từng phàn nàn về tỷ lệ làm lao động của các tù nhân Pháp.
Ngoài ra, gia tộc này cũng "đóng" rất nhiều tiền cho SS (Tổ chức vũ trang của đảng Đức Quốc xã) từ nhiều năm trước khi Adolf Hitler chính thức trở thành Quốc trưởng. Công ty nhà Reimann thậm chí còn cung cấp tiền và trang thiết bị quân sự cho SS trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo đó, từ đầu năm 2001, các thế hệ hiện tại của gia tộc này đã uỷ thác một nhà sử học để điều tra về các hoạt động của tổ tiên mình, sau một bài báo năm 1978 đề cập đến việc nhà Reimann có liên quan đến Đức quốc xã. Báo cáo này sẽ được hoàn thành và công bố trên các phương tiện truyền thông vào năm 2020. Sau khi phát hiện ra mối liên hệ của tổ tiên với Đức quốc xã, gia tộc giàu thứ hai nước Đức đã quyên góp 10 triệu euro (11 triệu USD) cho một tổ chức từ thiện.
Thương hiệu Donut nổi tiếng của JAB.
Đại diện của gia tộc phát biểu, quyết định này là "không bị ép buộc, bởi cả gia đình cảm thấy xấu hổ vô cùng."
Không chỉ có gia tộc Reinmann, mà một số gia tộc giàu có khác ở Đức cũng có khối tài sản bắt nguồn từ thời Đức Quốc xã. 36 tỷ USD của Susanne Klatten và Stefan Quandt - cổ đông lớn của Bayerische Motoren Werke AG, cũng có liên quan đến một đế chế sản xuất chế tạo súng và tên lửa phòng không cho Đức quốc xã. Ngoài ra, khối tài sản của Viktoria-Katharina Flick và người anh sinh đôi Karl-Friedrich Flick - một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới, cũng bắt nguồn từ một nhà sản xuất vũ khí khác từ thời kỳ tăm tối của nước Đức.
Các công ty của Đức phải mất đến hàng thập kỷ để xác nhận về mối liên hệ của họ với thời Đức quốc xã và cuộc thảm sát Holocaust. Tuy nhiên, vào năm 2000, 6.500 công ty cùng nhà nước Đức đã thành lập một tổ chức quyên góp được hơn 5 tỷ euro cho những người sống sót sau nạn diệt chủng và những nô lệ lao động thời kỳ của Đức Quốc xã.
Gia sản của nhà Reimann bắt đầu được gây dựng từ năm 1828, khi Ludwig Reimann - một nhà hoá học, cùng Johann Adam Benckiser gia nhập công ty hoá chất mà ông này thành lập 1 năm trước đó tại Pforzheim, Đức. Năm 1858, Ludwig chuyển cơ sở vận hành tới Ludwigshafen, Đức. Sau đó, Reimann Jr. gia nhập công ty vào năm 1923 ở tuổi 25, hỗ trợ cha và các chú của mình điều hành công ty.
Chuỗi cafe và đồ giải khát nổi tiếng thuộc sở hữu của JAB.
Trong những năm 1950 và 1960, Reimann Jr. đã thay đổi các hoạt động kinh doanh, cho ra mắt những sản phẩm như keo dán răng giả Kukident vào năm 1962 và nước rửa bát Calgonit vào năm 1964. Năm 1981, ông thuê Peter Harf, cựu cố vấn quản lý sở hữu bằng kinh tế của Đại học Cologne và MBA của Harvard Business School. Năm 1997, JAB đã bán cổ phần của Benckiser NV, nhà sản xuất các sản phẩm tẩy rửa đồ gia dụng Vanish và Cillit Bang, trên sàn Amsterdam. 2 năm sau đó, công ty này sáp nhập với hãng đồ tiêu dùng Reckitt & Colman của Anh, thành lập nên thương hiệu Reckitt Benckiser.
Khoản tiền từ thiện của gia tộc Reinmann được trích từ một phần tài sản của JAB. 5 thành viên trong gia đình, gồm Wolfgang Reimann, Renate Reimann-Haas, Stefan Reimann-Andersen, Matthias Reimann-Andersen và Andrea Reimann-Ciardelli, nắm giữ khối tài sản tổng cộng là 10 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Hiện tại, JAB đã đa dạng hoá các hoạt động đầu tư và chi khoảng 60 tỷ USD trong thập kỷ qua để xây dựng một 'đế chế' cafe và nước giải khát.