Giá USD đắt đỏ, cả doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu đều lo ngại
Dù là xuất khẩu hay nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp đều phải trả chi phí vận tải quốc tế. Trong khi hiện nay toàn bộ cước này tính bằng USD. Giá USD cứ đắt thêm 1%, doanh nghiệp thuê tàu sẽ phải trả chi phí tăng lên tương ứng.
- 04-11-2022Tỷ giá USD/VND tiếp tục đi lên trên các thị trường
- 03-11-2022Giá USD ‘chợ đen’ cao ngất ngưởng
- 03-11-2022USD giảm giá trên diện rộng nhưng đảo chiều tăng nhanh chóng vì hết hy vọng vào việc Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Động thái tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp của Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) vừa qua thể hiện chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt ở nền kinh tế số 1 thế giới. Điều này khiến giới chuyên gia lo ngại đỉnh của lãi suất sẽ cao hơn, đặc biệt là khi Chủ tịch FED Jerome Powell phát đi tín hiệu rằng chưa đến lúc giảm tốc độ của chiến dịch chống lạm phát.
Chủ tịch FED Jerome Powell. (Ảnh: Forbes)
Người vay tiền "khổ sở"
Khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái gần như đã chắc chắn. Không chỉ vậy, sự cứng rắn của FED còn có thể kéo kinh tế toàn cầu suy thoái theo và thị trường tài chính cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực.
Động thái này diễn ra sau các đợt tăng tăng lãi suất nhỏ hơn vào các cuộc họp tháng 3 và tháng 5 - tất cả đều nằm trong chiến lược của Ngân hàng trung ương Mỹ nhằm chống lại lạm phát cao. Theo lịch dự kiến, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ họp một lần nữa vào giữa tháng 12 năm nay.
Theo bài báo phân tích tác động của việc FED nâng lãi suất đăng tải trên trang Forbes, một loạt lưu ý đã được đưa ra như cảnh báo lãi suất cao hơn đối với tiền vay, thế chấp ngân hàng trở nên đắt đỏ, song, người có tiền gửi tiết kiệm sẽ được hưởng lợi.
Khi FED tăng lãi suất, khoản nợ thẻ tín dụng trở nên đắt hơn bởi lãi suất đối với khoản nợ tiêu dùng, chẳng hạn như số dư trên thẻ tín dụng có xu hướng thay đổi cùng nhịp với lãi suất tại nhà băng. Mức lãi suất này tác động đến mức phí của các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay ngắn hạn. Lãi suất huy động vốn cao hơn đồng nghĩa với việc chi phí đi vay đắt hơn, điều này có thể làm giảm nhu cầu vay tiền giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
Bên cạnh đó, khi FED tăng lãi suất có nghĩa là những người vay để mua nhà hoặc khai thác vốn sở hữu nhà hiện tại có thể sẽ phải đối mặt với một hóa đơn nhà ở lớn hơn trong những tháng tới. Lãi suất thế chấp đã đạt mức cao nhất trong 20 năm là 7,08% vào tuần trước, vượt qua hầu hết các dự đoán trong năm. Tuy nhiên, một số chuyên gia bất động sản cho rằng, lãi suất cao cũng là một cách để "hạ nhiệt" thị trường nhà ở quá nóng.
Ở góc nhìn khác, lãi suất tăng lên cũng là một lợi ích đối với những người có tiền gửi tiết kiệm. Các tổ chức tài chính tăng lãi suất để thu hút tiền gửi trong bối cảnh người gửi tiền đang thận trọng lựa chọn nơi "cất giữ" tiền mặt khi lạm phát gia tăng.
Áp lực "đè" lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá
Tại Việt Nam, mặt bằng lãi suất liên tục tăng mạnh sau 2 lần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành thêm 1% và trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng lên 6%. Sức ép lên lãi suất trong 2 tháng cuối năm còn lớn khi FED tăng thêm lãi suất vào tuần trước.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trần huy động được nâng lên cho phép các ngân hàng đang cần vốn trả lãi suất cao hơn cho người gửi tiền. Nhưng việc nâng trần lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, người dân cần vốn, kể cả ngân hàng khi chi phí đầu vào đội lên so với trước.
Mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng trong nước được nâng lên.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng ủng hộ NHNN tăng lãi suất điều hành, vì không còn cách nào khác khi áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao. Dự báo, FED sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm nay và cả năm 2023. Việc USD lên giá mạnh đã làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.
Theo phân tích của Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), những thay đổi của chính sách tiền tệ thế giới sẽ có tác động lớn đến Việt Nam bởi độ mở của nền kinh tế cao, trong khi sức chống chịu và khả năng cạnh tranh vẫn còn có những hạn chế.
Đáng chú ý, có tới hơn 70% hợp đồng mua bán quốc tế của Việt Nam là được thanh toán bằng đồng USD. Do đó, bất cứ biến động nào của tỷ giá cũng đều tác động trực tiếp lên doanh nghiệp có hoạt động mua bán với nước ngoài.
Ước tính, tỷ giá VND/USD đã tăng khoảng 2% từ đầu năm đến nay. Với mức tăng mạnh của đồng USD, khó giữ được giá bán ra của các đơn vị nhập khẩu hàng tiêu dùng trực tiếp. Còn với doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá tăng tưởng như có lợi, nhưng thực tế khi USD đắt đỏ, người tiêu dùng các nước thắt chặt hầu bao khiến đơn hàng sụt giảm.
Dù là xuất khẩu hay nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp đều phải trả chi phí vận tải quốc tế. Trong khi hiện nay toàn bộ cước này tính bằng USD. Giá USD cứ đắt thêm 1%, doanh nghiệp thuê tàu sẽ phải trả chi phí tăng lên tương ứng.
Ngoài ra, việc huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ khó hơn và lãi suất cao hơn. Áp lực giữ chân dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng là bài toán được đặt ra lúc này./.
VOV