Giá vàng biến động ra sao trong tuần đầu năm mới?
Sau tuần giao dịch đầu tiên của năm 2023, giá vàng trong nước tăng 500.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, trừ chênh lệch giá mua vào - bán ra, người mua vàng vẫn lỗ tới 450.000 đồng/lượng.
- 06-01-2023Vàng thế giới đạt đỉnh 6 tháng, vàng trong nước giảm giá
- 06-01-2023Góc kinh tế học: Giá vàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào?
- 05-01-2023USD giảm, nhân dân tệ lên cao nhất gần 4 tháng, giá vàng neo đỉnh cao gần 7 tháng
Trên thị trường vàng trong nước, thời điểm 7h15 ngày 7/1, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết 66,2 – 67 triệu đồng/lượng, giữ nguyên.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC 66,25 – 67,15 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tròn trơn 53,35 – 54,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng/lượng.
Tại phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022 (ngày 1/1), giá vàng bán ra ở mức 66,65 triệu đồng/lượng và giá mua vào ngày 7/1 ở mức 66,2 triệu đồng/lượng. Như vậy, dù giá vàng tăng nhưng chênh lệch giá mua vào – bán ra cao, người mua vàng vẫn lỗ tới 450.000 đồng/lượng.
Sáng 7/1 (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới ở mức 1.866 USD/ ounce, tăng 34 USD/ounce. Theo tỷ giá hiện hành (niêm yết tại Vietcombank), giá vàng thế giới quy đổi khoảng 54,9 triệu đồng/lượng (chưa kể thuế phí). Sau khi đạt mức cao nhất trong 6 tháng qua, giá vàng thế giới tiếp tục tăng.
Giá vàng tăng nhưng người mua vàng vẫn lỗ do chênh lệch giá mua vào - bán ra cao. Ảnh minh hoạ
Thị trường tiền tệ trong nước, lúc 7h20 ngày 7/1, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết 23.605 đồng/USD, tăng 2 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước 24.780 đồng/USD.
Tại ngân hàng thương mại, giá USD có xu hưởng giảm nhẹ. Cụ thể, Vietcombank giảm 30 đồng/USD ở chiều bán ra. Vietinbank niêm yết từ 23.275 – 23.675 đồng/USD, giảm 15 đồng/USD ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.
Tiền phong