Giá vàng năm 2024 và 2025 sẽ thế nào?
Giá vàng đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 2.135,39 USD/ounce vào cuối năm 2023. Với dự kiến Mỹ sắp cắt giảm lãi và lạm phát hạ nhiệt, giá vàng năm 2024 sẽ diễn biến như thế nào?
- 08-01-2024BCA Research: Giá vàng có thể tăng lên 2.200 USD/ounce trong năm nay
- 06-01-2024Giá vàng thế giới ghi nhận tuần đi xuống đầu tiên trong một tháng qua
Mỹ cắt giảm lãi suất và mối liên quan tới dự báo giá vàng năm 2024
Giá vàng tăng vọt trong vài tháng cuối năm 2023 sau một đợt phục hồi mạnh mẽ được khơi dậy bởi hoạt động mua của các ngân hàng trung ương và mối lo ngại ngày càng tăng từ phía các nhà đầu tư về xung đột Israel-Hamas và Nga-Ukraine. Đồng đô la Mỹ giảm và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất của càng thúc đẩy giá vàng thỏi mạnh lên, đạt mức cao kỷ lục 2.135,39 USD/oz trong tháng 12/2023.
Sau chu kỳ tăng lãi suất kéo dài đẩy chi phí đi vay Fed lên mức cao nhất hơn 22 năm, các nhà hoạch định chính sách của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã báo hiệu sẽ có ít nhất ba lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024, khi lạm phát giảm bớt từ mức cao nhất trong 40 năm – xảy ra vào giữa năm 2022.
Hiện giá vàng đang dao động quanh mức 2.000 USD/oz. Liệu kim loại quý này sẽ có một đợt tăng giá khác hay không, khi lãi suất bắt đầu giảm?
“Hàng hóa khó có thể được hưởng lợi từ lạm phát cơ bản vào năm 2024. Lạm phát sẽ giảm xuống dưới 3%, do đó, cùng với việc xác định thời điểm hợp lý cho chu kỳ kinh doanh, là hai điều kiện cần thiết để bắt đầu các vị thế mua, khiến triển vọng của việc mua và bán hàng hóa trở nên rất mang tính chiến thuật trong 2024,” Natasha Kaneva, Giám đốc Chiến lược Hàng hóa Toàn cầu của J.P. Morgan cho biết, và thêm rằng: “Đối với hàng hóa, trong năm thứ hai liên tiếp, dự đoán của chúng tôi về những mặt hàng duy nhất sẽ là vàng và bạc.”
Sự bất ổn về kinh tế và địa chính trị có xu hướng là động lực tích cực cho vàng, vốn được nhiều người coi là tài sản trú ẩn an toàn do khả năng duy trì là một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy. Nó có mối tương quan thấp với các loại tài sản khác, do đó có thể đóng vai trò bảo hiểm trong thời gian thị trường suy thoái và thời điểm căng thẳng địa chính trị. Đồng đô la Mỹ yếu hơn và lãi suất của Mỹ thấp hơn cũng làm tăng sức hấp dẫn của vàng thỏi – vốn không sinh lời bằng lãi suất.
Cùng chung quan điểm, ông Gregory Shearer, Trưởng phòng Chiến lược Kim loại Cơ bản và Kim loại quý của J.P. Morgan, cho biết: “Trong số tất cả các kim loại, chúng tôi có niềm tin cao nhất về dự báo giá trung hạn sẽ tăng đối với cả vàng và bạc, trong suốt năm 2024 và đến nửa đầu năm 2025, mặc dù thời điểm tăng cũng sẽ tiếp tục rất quan trọng”.
Bất kỳ đợt giảm giá vàng nào trong những tháng tới đều có thể mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội bắt đầu chuẩn bị cho một đợt phục hồi đột phá bắt đầu vào khoảng giữa năm 2024, khi tăng trưởng GDP của Mỹ chậm lại và kỳ vọng về chu kỳ cắt giảm lãi suất sắp tới của Fed sẽ tăng lên.
Giá vàng liệu có cơ hội sẽ lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại?
Theo dự đoán của J.P. Morgan Research, giá vàng sẽ đạt đỉnh 2.300 USD/oz vào năm 2025. Dự đoán này giả định chu kỳ cắt giảm của Fed ban đầu mang lại mức cắt giảm 125 điểm cơ bản (bp) trong nửa cuối năm 2024, đẩy giá vàng lên mức cao mới về danh nghĩa.
Dự đoán giá vàng dựa trên dự báo chính thức của Fed, theo đó cho thấy lạm phát cơ bản của Mỹ sẽ giảm xuống mức 2,4% vào năm 2024 và 2,2% vào năm 2025, trước khi quay trở lại mục tiêu 2% vào năm 2026.
các nhà kinh tế của J.P. Morgan dự báo, đến quý 2 năm 2024, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ chậm lại ở mức 0,5% so với quý liền trước. Điều đó sẽ thúc đẩy Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6, và sau đó sẽ đưa ra mức cắt giảm 125 bp trong nửa cuối năm để tránh suy thoái kinh tế.
Dựa trên triển vọng kinh tế cơ bản này, lợi suất danh nghĩa của trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 được dự báo sẽ giảm 30 bp so với dự báo 3,95% vào cuối quý đầu tiên của năm 2024, mục tiêu là 3,65% vào cuối năm 2024. Điều này sẽ kéo lợi suất thực cỉa trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống theo cùng mức độ, từ 1,75% xuống 1,45% trong cùng khung thời gian nói trên.
Điều đó cuối cùng sẽ đẩy giá vàng lên mức cao danh nghĩa mới vào nửa cuối năm 2024 (trung bình 2.175 USD/oz trong quý 4/2024) và thậm chí cao hơn vào năm 2025 (đỉnh cao trung bình hàng quý là 2.300 USD/oz trong quý 3/2025).
Các ngân hàng trung ương mua và dòng tiền chảy vào quỹ ETF sẽ hỗ trợ nhu cầu vàng vào năm 2024
Ngoài việc Mỹ sắp cắt giảm lãi suất sắp và căng thẳng địa chính trị gia tăng, các ngân hàng trung ương còn là động lực chính thúc đẩy giá vàng vào năm 2023 và có thể sẽ tiếp tục như vậy vào năm 2024.
Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã mua ròng hơn 800 tấn vàng trong ba quý đầu năm 2023, dẫn đầu là Trung Quốc. J.P. Morgan Research ước tính lượng mua của ngân hàng trung ương toàn cầu trong năm 2024 sẽ đạt 950 tấn, trong đó Trung Quốc vẫn là nước mua với tốc độ ổn định. Con số này sẽ vượt quá số lượng mua trong cùng kỳ năm 2022, dẫn đến nhu cầu kỷ lục.
Cùng với lãi suất của ngân hàng trung ương, nhu cầu từ các nhà đầu tư ngày càng tăng đối với thị trường vàng vật chất cũng sẽ là yếu tố đóng góp quan trọng cho bất kỳ đợt tăng giá vàng nào vào năm 2024. Tính đến cuối năm 2023, tiền chảy vào các quỹ ETF vàng vẫn theo xu hướng mua ròng.
Điều đó có nghĩa là vẫn còn rất nhiều khả năng các nhà đầu tư tăng vị thế mua, thông qua việc mua vàng trên sàn giao dịch hoặc thông qua quỹ giao dịch trao đổi (ETF).
Nguồn: J.P. Morgan
Nhịp sống thị trường