Giá vàng quốc tế cắm đầu lao dốc
Ngày 23/4, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế có thời điểm mất mốc 2.300 USD/ounce.
- 23-04-2024Một loại lãi suất quan trọng vừa được NHNN điều chỉnh tăng trong ngày 23/4
- 23-04-2024Chiều 23/4: Cập nhật KQKD quý 1/2024 của 11 ngân hàng, thêm TPBank, MSB công bố
- 23-04-2024Giá vàng SJC đảo chiều tăng vọt chiều nay 23/4
Các nhà đầu tư vừa chứng kiến ngày sụt giảm lớn nhất của vàng tương lai trong hơn 3 năm qua. Trong ngày giao dịch đầu tuần này, giá vàng tương lai đã giảm mạnh 65,6 USD, tương đương 2,73%, đánh dấu mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ tháng 2/2021.
Đợt bán tháo mạnh xảy ra trước phản ứng kiềm chế của Israel trước cuộc tấn công của Iran gần đây, tránh được sự leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông. Vì vậy, vàng với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn tạm thời chưa có động lực mới để trở nên hấp dẫn hơn.
Ngày 23/4 (giờ Việt Nam), giá vàng quốc tế bốc hơi mạnh, có thời điểm tuột mốc 2.300 USD/ounce, xuống còn 2.290 USD/ounce. Như vậy so với mức đỉnh cách đây 2 tuần, giá vàng quốc tế đã giảm tới 140 USD/ounce.
Sau khi lập đỉnh 2.432 USD/ounce vào ngày 12/4, giá vàng quốc tế mất động lực khi căng thẳng địa chính trị tạm lắng và kỳ vọng lãi suất cao kéo dài hơn dự kiến. Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Mỹ cao hơn dự báo có thể buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải giữ lãi suất trong thời gian dài. Trước đó, giới phân tích và nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6, nhưng với những diễn biến của lạm phát gần đây thì có thể đó chưa phải là thời điểm thích hợp. Điều này cũng khiến cho đồng USD duy trì ở mức cao, là cơn gió ngược đối với kim loại quý. Hiện chỉ số DXY đo lường sức mạnh đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền chủ chốt duy trì trên 106 điểm.
Bên cạnh đó, vàng cũng bị điều chỉnh mạnh do lực bán chốt lời của nhà đầu tư cá nhân. Thanh khoản mua yếu trên thị trường tương lai cũng khiến giá vàng lao dốc.