Giá xăng dầu, giá thịt lợn đẩy CPI lên cao nhất từ 2016
CPI 6 tháng đầu năm tăng 4,19%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 và tháng 6 cũng tăng gần 1%.Nguyên nhân là giá một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, trong đó giá xăng dầu ghi nhận mức tăng hơn 14% sau nhiều tháng giảm sâu.Trong khi đó, giá mặt hàng điện được điều chỉnh giảm theo chính sách hỗ trợ hậu dịch Covid-19 là yếu tố giúp kiềm chế CPI.
- 01-03-2020Vì sao CPI tháng 2 giảm nhẹ?
- 29-02-2020CPI tháng 2 giảm nhẹ nhưng giá mặt hàng y tế, xà phòng, dịch vụ giúp việc gia đình tăng mạnh vì Coronavirus
- 29-10-2019Giá xăng dầu, thịt lợn tăng kéo CPI 10 tháng tăng 2,48%
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (29/6), CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19%, trong đó khu vực thành thị tăng 3,76% và khu vực nông thôn tăng 4,61%. Đồng thời, CPI tháng 6 cũng ghi nhận mức tăng gần 1%.
Giá thịt heo tiếp tục neo ở mức cao đã tác động đến CPI 6 tháng đầu năm. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Nguyên nhân khiến CPI tháng 6 tăng là do giá xăng dầu tăng cao 3 đợt liên tiếp sau thời gian giảm kéo dài kể từ Tết Nguyên đán theo giá dầu thế giới. Đặc biệt, việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng gồm xăng A95, xăng E5 hay dầu diezel lần lượt là 1.850 đồng, 1.870 đồng và 1.660 đồng ngày 28/5 đã làm CPI tháng 6 tăng hơn 14%.
Đồng thời, giá thịt lợn cũng là nguyên nhân đẩy CPI lên cao. Việc Chính phủ cho phép nhận khẩu thịt lợn sống đã kìm được giá lợn hơi giảm 2.000-10.000 đồng/kg nhưng giá bán lẻ thịt lợn vẫn tăng, gần 3,4%.
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
CPI 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước (%) | 1,72 | 4,15 | 3,29 | 2,64 | 4,19 |
Ngoài ra, 7/11 số nhóm hàng hóa chính tăng cao tác động đến CPI còn phải kể đến sự biến động của giá vàng trong nước theo giá vàng thế giới, tăng 1,71% so với tháng trước và dao động ở mức 48,99 – 49,36 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) tại phiên sáng nay. Căng thẳng Mỹ - Trung, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc biểu tình tại Mỹ khiến vàng tiếp tục trở thành kênh đầu tư an toàn.
Trong khi đó, những mặt hàng giúp kiềm chế chỉ số tiêu dùng trong 6 tháng là do những mặt hàng thiết yếu như điện được điều chỉnh giảm, nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19. Hay như giá gạo cũng ghi nhận giảm gần 1%, do vụ lúa Đông Xuân đã được thu hoạch xong và năng suất có tăng nhưng không nhiều, 0,3 tạ/ha. Ngoài ra, giá mặt hàng thủy sản tươi sống cũng ghi nhận giảm 0,52% so với tháng trước, do chi phí đầu vào giảm và vào mùa thu hoạch.
Trước đó, đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Đoàn Thái Bình từng tha thiết kiến nghị Chính phủ kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% thay vì mục tiêu quanh mức 4% như hiện nay.
"Điều này rất quan trọng vì đó là cam kết ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện uy tín và tầm nhìn của Chính phủ trong dài hạn. Đây còn là điểm neo giữ của niềm tin để người dân và các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh. Chúng ta không nên để suy giảm niềm tin đó", Chủ tịch VCCI nói.
Người đồng hành