‘Giấc mơ Mỹ’ không còn là ‘mơ’ với doanh nghiệp Việt
Hồi chuông được reo lên vào tháng 8 vừa qua trên sàn chứng khoán NASDAQ Mỹ không phải là báo hiệu duy nhất cho thấy những bước tiến dài của doanh nghiệp Việt.
Nếu như trước đó, việc chinh phục giấc mơ Mỹ là "chuyện đại sự" mà chỉ các doanh nghiệp lớn, các tỷ phú đô la người Việt hiếm hoi mới dám nghĩ tới, thì những năm gần đây, câu chuyện này đã hoàn toàn thay đổi.
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu, giấc mơ Mỹ trở nên "bình dân" hơn và trong tầm với của cả những doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam.
Theo Cuộc khảo sát của Access Partnership, 58% MSME tại Việt Nam cho rằng Mỹ là trọng điểm ưu tiên xuất khẩu trong những năm tới. Số liệu từ Amazon cũng chỉ ra, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/08/2023, 17 triệu sản phẩm Việt đã được bán ra cho khách hàng của Amazon, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%.
Không khó để tìm thấy những gian hàng Việt có lượt bán hàng trăm nghìn đơn mỗi tháng trên Amazon, Etsy và các sàn TMĐT lớn khác. Nhiều nhà bán lẻ Việt đã bắt đầu quen dần với lối sống mới: "sống theo giờ Mỹ, nhận thu nhập Mỹ".
Chị Hoàng, chủ cửa hàng bán đồ mẹ và bé tại Amazon cho biết, doanh thu trung bình của công ty vỏn vẹn 4 nhân sự này đạt hơn 120 ngàn USD (gần 3 tỷ đồng Việt Nam) mỗi tháng. "Sắp tới dịp cuối năm, cũng là mùa lễ hội lớn nhất năm tại Mỹ và châu Âu, doanh thu những tháng này có thể tăng gấp đôi", chị Hoàng hào hứng chia sẻ.
Ảnh: TTK
Dù vậy, không phải "giấc mơ Mỹ" của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng "ngọt ngào" như câu chuyện của chị Hoàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, cứ 10 doanh nghiệp đi Mỹ, thì chỉ có 1 đến 2 doanh nghiệp có thể thành công và trụ vững trong những năm tới.
Nguyên nhân chủ yếu là vấn đề về pháp lý, năng lực quản lý kinh doanh quốc tế, các khó khăn liên quan tới thanh toán quốc tế, logistics… hay thậm chí là bất đồng ngôn ngữ và chênh lệch múi giờ.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Ngô Công Trường, Top 40 chuyên gia xuất sắc của Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ, ASQ, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ chia sẻ: "Thị trường Mỹ là sân chơi sòng phẳng và sức mua dồi dào. Bên cạnh đó, cũng có tính cạnh tranh lớn và đòi hỏi rất khắt khe về hàng hóa nhập khẩu. Ngoài việc cần ra mắt những mặt hàng chất lượng cao, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về thị trường, tìm hiểu về các rào cản cần vượt qua và chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh hiệu quả".
Có thể thấy, những đòi hỏi mang tính học thuật và chuyên nghiệp cao như trên sẽ "làm khó" cho các MSME tại Việt Nam khi nguồn lực về nhân sự, chuyên môn và tài chính của họ còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt đã chọn một "lối tắt" hiệu quả hơn để thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đó là các giải pháp đến từ các nhà tư vấn và hỗ trợ bán hàng xuyên biên giới uy tín, bởi đây được đánh giá là công cụ hữu hiệu, nhanh chóng nhất.
Các giải pháp có thể kể đến như Dịch vụ báo cáo nghiên cứu khả thi dành cho thị trường TMĐT quốc tế (FS), giúp các doanh nghiệp thấy rõ các chỉ số quan trọng trong Phân tích thị trường, Phân tích đối thủ cạnh tranh, Phân tích khách hàng, Đánh giá pháp lý và quy định phạm vi của dự án, Phân tích góc độ tài chính cũng như Đánh giá rủi ro vận hành.
Bên cạnh đó, các giải pháp như Dịch vụ khởi tạo và vận hành doanh nghiệp bán hàng xuyên biên giới (EBO), hay Dịch vụ môi giới M&A giúp người Việt dễ dàng mua lại gian hàng TMĐT quốc tế cũng đã được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận.
Ông Trần Tiến Khải, Tổng giám đốc TTK Global Venture. Ảnh TTK
Ông Trần Tiến Khải, Tổng giám đốc TTK Global Ventures (Công ty Cổ phần phát triển Thương mại và Dịch vụ TTK) - một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực này chia sẻ: "Chúng tôi cho rằng không chỉ có Mỹ, mà mọi ‘miền đất hứa’ đều nằm trong tầm với của các MSME tại Việt Nam. Với những giải pháp hỗ trợ hiện có, TTK mong muốn góp phần đưa thương hiệu Việt vươn tầm trên bản đồ TMĐT thế giới".
Tổ Quốc