Giấc mơ Mỹ không đẹp như người ta tưởng
Khoảng cách giàu nghèo chưa bao giờ lớn đến thế. Khi thế giới ngày càng phát triển, khi con người tìm cách lên sao Hỏa, Mặt trăng, ngay cả cường quốc hàng đầu thế giới vẫn còn một bộ phận phải vật lộn lo ăn từng bữa.
Vào ngày Dow Jones đóng cửa trên 25.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử, một đoạn phim được lan truyền rất nhanh trên mạng. Được quay một ngày trước đó (2/1), đây là cảnh một giáo viên trường tiểu học ở Baltimore, cựu cầu thủ NFL Aaron Maybin, đang ngồi với các học sinh trên sàn lớp học. Đèn nhập nhoạng và tất cả đều run rẩy trong áo khoác.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Matt Black của Time dành 4 năm đi quanh nước Mỹ để theo đuổi cho dự án The Geography of Poverty (tạm dịch: Địa lý Đói nghèo). Những bức ảnh chưa được xuất bản trước đó, chụp từ tháng 12/2016 đến tháng 9/2017, khắc họa rõ nét sự bất bình đẳng và chia rẽ giàu nghèo ở cường quốc hàng đầu thế giới.
Hạt Sunflower, Missisippi: 35,5% dân số sống dưới mức nghèo.
"Ngày hôm nay của các con thế nào?" Maybin hỏi.
"Lạnh," cả lớp đồng thanh nói. Một đứa trẻ giải thích chi tiết: "Rất, rất, rất, rất, rất lạnh".
Cùng ngày mà đất nước này tung hô một khoảnh khắc chưa từng có của sự thịnh vượng, các giáo viên ở chính đất nước ấy vẫn cố xin từng chiếc máy sưởi để mang vào lớp học lạnh lẽo.
Trong câu chuyện Mỹ ngày nay, cơ hội chưa bao giờ xa tầm với cho nhiều người đến thế. Học đại học chưa bao giờ đắt đến thế. Điều hành một doanh nghiệp nhỏ chưa bao giờ khó khăn đến thế. Kiếm mức lương đủ sống cũng chưa bao giờ mệt mỏi đến thế. Sống nghèo chưa bao giờ dễ, nhưng không ai nghĩ rằng chuyện lại phức tạp nhường này.
Nếu 40 triệu người nghèo Mỹ có một đặc điểm chung, đó là tính dễ tổn thương. Nếu họ có một đức tính chung, đó là sự kiên cường.
Họ là những bà mẹ đơn thân làm việc ba việc duy nhất để sống nổi. Họ là những người lao động di dời đi làm mỗi ngày trong 30 năm, chỉ để tìm hiểu việc làm của họ đã được thay thế bằng máy móc.
Lời hứa Mỹ rằng nếu bạn làm việc chăm chỉ - nếu bạn hy sinh - bạn, hoặc ít nhất là các con của bạn, sẽ thành công. Nhưng quá nhiều người Mỹ ngày nay đang hy sinh vô ích, không nhận lại được gì dù qua nhiều thế hệ. Đến một lúc nào đó, đây không còn là hy sinh nữa, mà chỉ là cam chịu.
Hạt Clay, Georgia: 42,2% dân số sống dưới mức nghèo.
Đó là chưa kể đến hàng triệu người khác, cũng đang mấp mé - chỉ một lần sa thải, một chẩn đoán ung thư hay một đứa con bị bệnh là sẵn sàng rơi vào cảnh đói nghèo. Nhiều người Mỹ ở tầng lớp trung lưu bây giờ lại thấy mình rơi vào nhóm lao động nghèo.
Hạt Big Horn: 29,2% dân số sống dưới mức nghèo.
Trong khi đó, Mỹ là nước có lượng tỷ phú nhiều nhất thế giới - 585 người, với tổng tài sản lên đến gần 2.500 tỷ USD. Trong 12 tháng qua, người giàu được tạo ra ở một vận tốc kỷ lục - 2 ngày một tỷ phú. Người giàu nhất thế giới, ông chủ Amazon Jeff Bezos, kiếm thêm 6 tỷ USD chỉ trong 10 ngày đầu năm ngoái. Từ cuối 2016, 1% dân số giàu nhất của cường quốc này nắm giữ 42% tài sản cả nước. Tính đến hiện nay, con số này chắc chắn còn lớn hơn nhiều.
Khoảng cách giàu nghèo chưa bao giờ lớn đến thế. Khi thế giới ngày càng phát triển, khi con người tìm cách lên sao Hỏa, Mặt trăng, ngay cả cường quốc hàng đầu thế giới vẫn còn một bộ phận phải vật lộn lo ăn từng bữa. Tình trạng này "không thể chấp nhận và không bền vững", tổ chức từ thiện phát triển Oxfam nhận định. Nhưng câu hỏi đặt ra là, làm sao để chấm dứt?
Những bức hình đầy ám ảnh do Matt Black ghi lại (Nguồn: Time).
States of Vulnerability (Những bang Tổn thương) cho thấy mặt tối của bức tranh kinh tế Mỹ.
Trái: Tampa - 21,8% dân số sống dưới mức nghèo/ Phải: Homstead - 28,8% dân số sống dưới mức nghèo.
Trái: Birmingham - 30,9% dân số sống dưới mức nghèo/ Phải: Newbern- 35% dân số sống dưới mức nghèo.
Columbia: 20,1% dân số sống dưới mức nghèo.
Người đồng hành