MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giấc mộng bá chủ xe điện toàn thế giới của Trung Quốc: Cho tiền để dân mua xe, hỗ trợ mọi vấn đề với các công ty xe điện nhưng liệu có 'qua mặt' được Mỹ?

12-01-2022 - 11:15 AM | Tài chính quốc tế

Giấc mộng bá chủ xe điện toàn thế giới của Trung Quốc: Cho tiền để dân mua xe, hỗ trợ mọi vấn đề với các công ty xe điện nhưng liệu có 'qua mặt' được Mỹ?

Dẫn đầu về công nghệ hay sản lượng không thể biến Trung Quốc thành bá chủ ngành xe điện toàn cầu.

Theo tờ The Coversation, sự bùng nổ doanh số bán xe điện (EV-Electric Vehicle) tại Trung Quốc khiến nhiều người lầm tưởng cường quốc này sẽ thống trị mảng công nghệ mới trong tương lai, trong khi các quốc gia khác chỉ có thể bám đuôi theo sau. Thế nhưng sự thật không hoàn toàn chính xác khi giấc mơ bá chủ xe điện của Trung Quốc chẳng hề dễ dàng. 

Nhiều báo cáo hiện nay thường quá tập trung vào khả năng công nghệ, sản lượng và độ lớn của thị trường xe điện Trung Quốc mà bỏ qua rất nhiều yếu tố khi nước này muốn "xâm chiếm’ các thị trường khác.

Câu hỏi được đặt ra ở đây không chỉ là liệu Trung Quốc có thống trị thị trường xe điện toàn cầu hay không mà còn là liệu cường quốc này có đạt được mục tiêu về công nghệ, kinh tế hay địa chính trị với xe điện hay không?

Giấc mộng bá chủ xe điện toàn thế giới của Trung Quốc: Cho tiền để dân mua xe, hỗ trợ mọi vấn đề với các công ty xe điện nhưng liệu có qua mặt được Mỹ? - Ảnh 1.

Thậm chí nếu Trung Quốc sản xuất tốt được xe điện thì sản phẩm này có đem lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hay không? Liệu xe điện có chấm dứt tình trạng phân hóa giai cấp giàu nghèo dựa trên phương tiện đi lại? Có chấm dứt nạn tắc đường, hạn chế ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc?

Khó làm bá chủ

Theo The Conversation, xe điện có thể coi là ví dụ điển hình cho một cuộc cách mạng công nghiệp khi kết hợp được công nghệ thông tin với giảm khí thải nhà kính. Bởi vậy, quốc gia nào dẫn đầu mảng EV đều được đánh giá là sẽ có lợi thế trong nhiều mặt, từ kỹ thuật đến kinh tế.

Lấy ví dụ cuộc cách mạng xe hơi của Mỹ trong thế kỷ 20. Tại thời điểm đó, tình hình của Mỹ so với Trung Quốc hiện nay có nhiều điểm tương đồng. Sự bộc phát về công nghệ mới diễn ra trong bối cảnh cả 2 nước đều bành trướng về kinh tế lẫn địa chính trị.

Với Mỹ, những chiếc xe hơi không chỉ là một phương tiện đi lại thời kỳ hậu Thế chiến II mà còn là biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có, cuộc cách mạng cả về kinh tế, xã hội lẫn công nghệ. Chúng cũng tương tự như những gì mà mọi người nhìn nhận một chiếc xe điện hiện nay cho thế kỷ 21.

Tuy nhiên bối cảnh giữa Mỹ thời đó và Trung Quốc hiện nay cũng có nhiều điểm khác biệt. Trong khi Mỹ hưởng thụ làn sóng tiên phong của nhiều ngành công nghiệp liên quan đến xe hơi cũng như sự bành trướng bá quyền của mình tại thế kỷ 20 thì Trung Quốc không có được điều đó.

Với vị thế của người chiến thắng, Mỹ truyền bá được không chỉ ảnh hưởng địa chính trị mà còn cả văn hoá, nghệ thuật. Chính những cái gọi là "giấc mơ Mỹ" (American Dream) đã góp phần tạo nên 1,4 tỷ chiếc xe hơi đang được sử dụng trên trái đất ngày nay.

Giấc mộng bá chủ xe điện toàn thế giới của Trung Quốc: Cho tiền để dân mua xe, hỗ trợ mọi vấn đề với các công ty xe điện nhưng liệu có qua mặt được Mỹ? - Ảnh 2.

Tất cả những sự giàu sang, công nghệ mới hay thay đổi xã hội đều được nhìn qua lắng kính của một chiếc xe. Mỹ hầu như không nhận dược bất kỳ cuộc cạnh tranh nào trong việc bành trướng văn hóa xe hơi của mình sang những quốc gia khác.

Thế nhưng với Trung Quốc ngày nay, tình hình phát triển EV lại khác rất nhiều. Đầu tiên, Trung Quốc không có đủ sức ảnh hưởng như Mỹ đã từng có để tác động đến các thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở những khu vực giàu có như Châu Âu.

Để có thể tiếp cận Phương Tây, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều ông lớn như Toyota, GM, Volkswagen... Đó là chưa kể đến tiêu chuẩn cực cao của người dân trước sản phẩm mới mang tính cách mạng.

Tại những thị trường kém phát triển hơn như Ấn Độ, sản phẩm của Trung Quốc có thể cạnh tranh tốt cho dù không gây được tiếng vang tại Phương Tây. Thế nhưng danh tiếng không tốt của "made in China" cùng những rắc rối liên quan đến địa chính trị lại chưa chắc cho phép Trung Quốc thống trị xe điện ở đây.

Cuối cùng, trong khi ô tô truyền thống bùng nổ vào giai đoạn dầu mỏ dồi dào và ô nhiễm môi trường chưa phải vấn đề lớn thì xe điện lại phát triển trong bối cảnh ngược lại. Các quốc gia Phương Tây rất chú trọng đến vấn đề khí thải và Trung Quốc hiện vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn được tiêu chuẩn của các EV khi muốn xuất khẩu ra nước ngoài.

Không như kỳ vọng

Năm 2020, Trung Quốc chỉ đứng sau Liên minh Châu Âu (EU) về số lượng xe điện và xe hybrid được bán ra với 1,3 triệu xe và vượt xa Mỹ, nước chỉ bán ra 328.000 xe. Hãng Tesla lăn bánh vào thị trường tỷ dân năm 2019 và liên tục tăng trưởng kể từ đó. Mẫu Tesla Model 3 hiện đang là loại xe điện được bán chạy nhất ở Trung Quốc.

Thậm chí hãng tin CNBC cũng phải thừa nhận hiện nay các công ty sản xuất ôtô điện của Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất với tốc độ nhanh hơn cả những gì mà hãng Tesla đã làm trong những ngày đầu thành lập.

Với 500.000 trạm sạc xe điện, cao gấp 5 lần Mỹ, rõ ràng Trung Quốc đang kỳ vọng rất nhiều vào EV, nhưng chúng liệu có thực sự đem lại được những gì mà chính quyền Bắc Kinh mong muốn?

Giấc mộng bá chủ xe điện toàn thế giới của Trung Quốc: Cho tiền để dân mua xe, hỗ trợ mọi vấn đề với các công ty xe điện nhưng liệu có qua mặt được Mỹ? - Ảnh 3.

Đầu tiên cần phải so sánh giữa một chiếc xe truyền thống với EV. Một chiếc ô tô chạy xăng đơn thuần chỉ là phương tiện 4 bánh với động cơ, được lắp thêm những tiện ích phục vụ cho khách hàng. Thế nhưng một chiếc EV lại bao hàm cả một công nghệ mới phức tạp liên quan đến dây chuyền sản xuất, chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu...

Tuy nhiên, dù khác nhau như vậy nhưng một điều chắc chắn rằng chúng không thể giải quyết được sự bất bình đẳng xã hội trong giao thông. Kể cả khi giá thành xe điện có xuống thấp thì mọi người vẫn phân chia giàu nghèo và đánh giá nhau qua mẫu mã, giá thành của chiếc xe mà bạn đi. Vậy là câu chuyện xe điện ở đây dù chấm dứt được ô tô chạy xăng nhưng chẳng làm thay đổi phân biệt giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc.

Tiếp đến, xe điện cũng không thể giảm khí thải nhà kính hoàn toàn khi quá trình sản xuất chúng cũng như tái chế ắc quy không sạch như mọi người nghĩ. Những sản phẩm này cũng chẳng thể chống nạn tắc đường của Trung Quốc nếu không đi kèm phát triển cơ sở hạ tầng.

Thậm chí, nhiều chuyên gia còn nghi ngờ động cơ phát triển mạnh xe điện của Trung Quốc là để giảm sát người dân khi chúng sử dụng công nghệ mới. Năm 2015, 2 tin tặc đã thành công chiếm quyền kiểm soát của một chiếc xe điện trong cuộc thử nghiệm. Các tin tặc này đã kiểm soát được bánh lái cùng nhiều hệ thống khác, qua đó làm giấy lên sự lo ngại của người dân khi bị chính phủ kiểm soát xe cộ.

Rõ ràng, Trung Quốc đang dẫn đầu nhiều mặt về xe điện khi chính phủ bảo hộ và tài trợ lớn, công thêm thị trường rộng giúp doanh số tăng trưởng. Thế nhưng khi hàng loạt ông lớn ngành ô tô thực sự nghiêm túc tham chiến, liệu Trung Quốc có thành bá chủ ngành này không thì vẫn là câu hỏi lớn.

Theo Huyền Băng

Doanh nghiệp và Tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên