'Giấc mộng Trung Hoa' chóng tàn của Elon Musk: 5 năm Tesla giậm chân tại chỗ, lặng nhìn các đổi thủ tung ra hơn 100 mẫu xe mới, bị khách hàng xa lánh
Tesla đang bị tụt hậu rất xa so với các đối thủ ở Trung Quốc.
- 04-09-2024Ông Trump cân nhắc Elon Musk cho Ủy ban Kiểm toán?
- 28-08-2024'Vũng lầy' của Tesla: Elon Musk không thực sự làm việc ở công ty, cũng không nỗ lực bán xe, ôm mộng viển vông về robot hình người, cổ đông lâu năm dần 'dứt áo ra đi'
- 26-08-2024Ông Donald Trump nói rằng Elon Musk "sẽ không phải quan chức trong nội các của tôi": Lý do vì sao?
Tờ Financial Times cho biết, người mua xe Trung Quốc đang dần xa lánh Tesla khi các nhà sản xuất đối thủ tràn ngập thị trường với các mẫu xe điện tiên tiến hơn.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Automobility của Thượng Hải, thị phần xe điện của Tesla tại Trung Quốc, bao gồm cả xe hybrid chạy bằng pin và xe hybrid cắm điện, đã giảm xuống còn 6,5% trong bảy tháng đầu năm so với mức gần 9% của năm trước.
Ngoài ra, doanh số bán hàng tại Trung Quốc trong nửa đầu năm của Tesla đạt 9,2 tỷ USD, giảm so với mức 10,6 tỷ USD vào năm 2023. Công ty này đã không tung ra bất kỳ một mẫu xe điện mới nào tại Trung Quốc kể từ năm 2019, trong khi các nhà sản xuất ô tô khác đã tung ra hơn 100 mẫu xe mới tại quốc gia này chỉ trong năm nay.
"Sẽ rất khó khăn – nếu không muốn nói là gần như không thể - để Tesla giành được doanh số từ bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào nếu không có bất kỳ sản phẩm mới nào", Tu Le, người sáng lập công ty tư vấn Sino Auto Insights cho biết.
Rắc rối của Tesla xảy ra khi doanh số bán xe điện của Trung Quốc đã tăng hơn 30% trong năm nay, được thúc đẩy bởi mức tăng gần 90% trong doanh số bán xe hybrid. Công nghệ này kết hợp một cục pin nhỏ hơn với một động cơ chạy bằng nhiên liệu dự phòng.
Khi doanh số bán hàng của Tesla giảm, các đối thủ Trung Quốc bao gồm cả BYD do Warren Buffett hậu thuẫn đang tận dụng cơn sốt xe hybrid. Các mẫu xe ban đầu được coi là công nghệ chuyển đổi, nhưng tại Trung Quốc, chúng cũng được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp hào phóng và sự phổ biến của chúng đã buộc các công ty chỉ tập trung vào xe chạy bằng pin phải xem xét lại dòng sản phẩm của mình.
Tina Hou, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ô tô Trung Quốc của Goldman Sachs cho biết doanh số bán xe điện ngày càng tăng đến từ bên ngoài các thành phố hạng nhất là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Bà cho biết: "Ngày càng có nhiều doanh số gia tăng đến từ các thành phố hạng thấp hơn. Cơ sở hạ tầng sạc của họ không mạnh bằng, vì vậy mọi người sẽ lo lắng hơn về phạm vi hoạt động".
Bill Russo, cựu giám đốc Chrysler tại Trung Quốc và là người sáng lập Automobility cho biết các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng sau đại dịch đối với xe gia đình có phạm vi lái xe dài hơn. Ông cho biết những chiếc xe cắm điện giá rẻ, lớn hơn đã trở nên phổ biến cho các chuyến đi nghỉ và cuối tuần: "Việc tiếp cận các trạm sạc ảnh hưởng rất nhiều đến việc cân nhắc mua hàng".
BYD có trụ sở tại Thâm Quyến, công ty kiểm soát thị phần lớn nhất của thị trường xe cắm điện, đã tung ra hai mẫu xe hybrid trong năm nay với quãng đường di chuyển là 2.100 km chỉ với một lần sạc và một bình xăng - gấp hơn ba lần phạm vi hoạt động của Model S của Tesla.
Vào tháng 8, Xpeng được Volkswagen hậu thuẫn, công ty chỉ tập trung vào xe chạy điện, đã thừa nhận rằng họ đang "nghiên cứu chặt chẽ" các công nghệ hybrid mới, trong khi đơn vị Zeekr EV của Geely cho biết họ sẽ tung ra mẫu xe hybrid đầu tiên vào năm tới.
Sự phát triển của xe điện hybrid giá rẻ tại Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm sự sụp đổ của các tập đoàn ô tô nước ngoài, vốn chậm chuyển hướng khỏi động cơ đốt trong. Các chuyên gia cho biết thị phần của các thương hiệu Trung Quốc trong doanh số bán ô tô trong nước đã tăng lên mức cao kỷ lục là trên 60% trong năm nay.
Tuy nhiên, Lei Xing, người sáng lập công ty tư vấn Trung Quốc AutoXing cho biết quyết định cung cấp các khoản vay không tính lãi suất của Tesla tại Trung Quốc trong năm nay đã giúp hạn chế hậu quả. Ông cho biết: "Duy trì tăng trưởng ổn định là một chiến thắng trong cuộc chiến đẫm máu hiện tại".
Trong bối cảnh này, các nhà phân tích cho biết Musk đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc thuyết phục các cơ quan quản lý Trung Quốc bật đèn xanh cho phần mềm lái xe bán tự động của Tesla - được gọi là FSD hoặc "tự lái hoàn toàn", một nguồn doanh thu mới có khả năng sinh lợi cho công ty.
Musk, người có đế chế kinh doanh bao gồm SpaceX và nền tảng truyền thông xã hội X, tin rằng việc triển khai công nghệ này là trọng tâm cho thành công trong tương lai, bao gồm cả thị trường robotaxi mới ra đời. Ông đã ưu tiên phát triển hơn là phát hành một chiếc xe điện giá rẻ bị trì hoãn từ lâu, được gọi không chính thức là Model 2.
Vào cuối tháng 4, tỷ phú đã bay đến Bắc Kinh và gặp các quan chức chính phủ. Chuyến đi dường như giúp Tesla xoa dịu mối lo ngại về quy định của Bắc Kinh đối với việc tuân thủ bảo mật dữ liệu và mở đường cho việc tiếp cận các hệ thống lập bản đồ và định vị của Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết điều này báo hiệu sự chấp thuận của Bắc Kinh đối với Musk và các kế hoạch công nghệ của ông. Yuqian Ding, một nhà phân tích tại HSBC có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết đã có những dấu hiệu tích cực từ các đối tác địa phương của Tesla rằng nền tảng tự lái của hãng sản xuất ô tô này đang tiến gần hơn đến ngày ra mắt. Phần mềm này sẽ có sẵn cho hơn 1,6 triệu xe Tesla tại Trung Quốc.
Các nhà phân tích lưu ý rằng lượngxuất khẩu từ nhà máy Tesla tại Thượng Hải, chiếm khoảng 20-30% sản lượng, có ích như một biện pháp đệm chống lại bất kỳ sự suy thoái nào của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tu Le của Sino Auto Insights cho biết rất khó để thấy Tesla tạo ra "bất kỳ động lực nào" ở Trung Quốc nếu không có các sản phẩm mới để cạnh tranh với danh mục xe điện chạy bằng pin và xe cắm điện ngày càng tăng của Trung Quốc, hoặc sự thay đổi đột ngột từ Bắc Kinh về quy định về xe tự lái.
"Tôi nghĩ rằng Musk có một số suy nghĩ viển vông. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trước khi kết thúc năm, ông ấy sẽ lại quay lại và cố gắng đưa FSD ra mắt tại Trung Quốc", Tu Le nói.
Theo: Financial Times
Nhịp sống thị trường