Giấc ngủ là tấm gương phản chiếu sức khỏe lục phủ ngũ tạng: Sáng nào cũng tỉnh giấc đúng giờ này, coi chừng tim gan phổi đang "cầu cứu"
Nếu bạn luôn thức giấc giữa đêm, tỉnh dậy rất sớm và không thể đi ngủ lại, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan nội tạng đã bị tổn thương.
- 12-11-2021Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng
- 10-11-20213 kiểu người nên kết thân thật sớm, lợi ích đạt được nhiều hơn cả tiền tài vật chất
- 10-11-20217 loại "độc tố ngầm" đang âm thầm hủy hoại cơ thể của bạn, áp dụng ngay cách giải độc hữu hiệu như tẩy rửa cả mạch máu
Mùa đông đến là thời điểm lý tưởng để chúng ta tận hưởng một giấc ngủ ngon trên giường. Thực tế, suốt cả đời con người dành tới 1/3 thời gian cho việc ngủ. Giấc ngủ không phải là khoảng thời gian lãng phí như mọi người nghĩ bởi trong khi ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu thời gian để sửa chữa thể chất và trí não, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, có vai trò ngăn ngừa, chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, do cuộc sống bận rộn và áp lực cao, những thói quen xấu đã gây thức khuya, mất ngủ. Nếu bạn luôn thức giấc giữa đêm, tỉnh dậy rất sớm và không thể đi ngủ lại, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan nội tạng đã bị tổn thương.
Y học Trung Quốc đánh giá: Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì giấc ngủ chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của lục phủ ngũ tạng. Muốn biết nội tạng có tốt hay không bạn nên kiểm tra xem mình có thường xuyên mất ngủ và thức dậy vào đúng những khung giờ bên dưới đây hay không nhé.
Sáng nào cũng thức dậy vào thời gian này hãy cẩn trọng nội tạng kêu cứu
1. Bệnh tim: 3-4 giờ sáng
Các thói quen xấu như thức khuya, làm việc quá giờ, hay cáu gắt,… sẽ gây hại tim. Nếu đêm nào cũng khó ngủ, sáng thường tỉnh vào lúc 3-4 giờ sáng đi kèm triệu chứng tức ngực, khó thở, ngưng thở khi ngủ, tay chân lạnh thì bạn nên cảnh giác đó là dấu hiệu của bệnh tim .
Bạn nên đi khám kịp thời để biết được tình trạng sức khỏe của mình, tuyệt đối không được chủ quan bởi dù sao mất ngủ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ, sắc đẹp và sức khỏe rất lớn. Ngoài ra, có thể ăn thêm các món ăn có tác dụng dưỡng khí, bổ huyết, dưỡng âm, dưỡng tâm như khoai mỡ.
2. Bệnh gan: 1-3 giờ sáng
1h-3h sáng là khoảng thời gian gan đang thực hiện chức năng tự làm sạch. Nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này, rất có thể gan của bạn có quá nhiều độc tố cần xử lý.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng "gan quản lý khí huyết". Những cảm xúc tiêu cực của gan như khó chịu, căng thẳng, cáu kỉnh, suy nghĩ nhiều… đều dẫn đến việc khí huyết không đủ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu suy nhược, mệt mỏi, chuột rút bắp chân, nghiến răng…
3. Ruột già quá tải: 5-6 giờ sáng
Thời điểm 5h-6h sáng mỗi ngày, năng lượng sẽ tập trung ở khu vực ruột già để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, chuẩn bị để bắt đầu một ngày mới. Nhưng nếu hệ tiêu hóa làm việc không tốt, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa và phân hủy hết dẫn đến khó chịu về đường tiêu hóa, gây tỉnh giấc bất ngờ vào khoảng thời gian này do có triệu chứng đầy bụng, đau bụng...
Để ruột già hoạt động tốt và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, bạn nên tập bài tập căng cơ bắp, uống nhiều nước sau khi thức dậy.
4. Mắc bệnh phổi : Thức dậy lúc 3-5 giờ sáng
Y học Trung Quốc tin rằng khoảng thời gian từ 3-5h sáng là thời điểm mà phổi đang thực hiện chức năng giải độc. Một khi phổi tích tụ quá nhiều độc tố thì sẽ phải hoạt động mạnh hơn vào khung giờ này. Điều ấy dẫn đến các triệu chứng như ho, khó thở, đổ mồ hôi… gây tỉnh giấc giữa đêm.
5. Bệnh thận: Tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng
Sáng nào cũng tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng để đi tiểu, coi chừng thận của bạn đang hoạt động không tốt. Nó cũng kèm theo ngứa da, mất ngủ thường xuyên vào ban đêm, đau lưng, phù ở chi dưới của mí mắt... lúc này bạn nên đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
Nhịp Sống Việt