MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải mã 6 chi tiết giúp Rolls-Royce “đội giá” lên gấp nhiều lần: Sẵn sàng nghiền kim cương để chiều lòng khách, bức tượng giá bằng cả chiếc xe vẫn “đắt như tôm tươi”

13-10-2022 - 00:09 AM | Lifestyle

Giải mã 6 chi tiết giúp Rolls-Royce “đội giá” lên gấp nhiều lần: Sẵn sàng nghiền kim cương để chiều lòng khách, bức tượng giá bằng cả chiếc xe vẫn “đắt như tôm tươi”

Mỗi chiếc Rolls-Royce đều có nhiều tính năng độc đáo khiến những chiếc xe này trở nên đắt đỏ.

Hầu hết các tỷ phú đều sở hữu ít nhất một chiếc Rolls-Royce trong bộ sưu tập xe hơi của mình.

Đội ngũ của Rolls Royce khẳng định mọi chiếc xe đều là độc quyền. Trong trường hợp khách hàng lấy cảm hứng từ một mô hình cụ thể và yêu cầu tạo ra một phiên bản tương tự, họ sẽ yêu cầu xin phép người mua ban đầu. Do đó, gần như những chiếc Rolls-Royce được tạo ra đều là sản phẩm có một không hai.

Hơn nữa, không thể phủ nhận sự sang trọng và xa hoa mà Rolls-Royce toát ra. Sau đây là những tính năng cao cấp khiến những mẫu xe này trở nên đắt giá.

Hệ thống cách âm đặc biệt

Một trong những điểm độc đáo của Rolls-Royce là cơ chế lái không âm thanh. Nhà sản xuất ô tô trang bị cho các phương tiện 136 kg lớp cách nhiệt xung quanh cabin để tạo ra hiệu ứng của một chuyến đi gần như im lặng.

Giải mã 6 chi tiết giúp Rolls-Royce “đội giá” lên gấp nhiều lần: Sẵn sàng nghiền kim cương để chiều lòng khách, bức tượng giá bằng cả chiếc xe vẫn “đắt như tôm tươi” - Ảnh 1.

Khả năng cách âm của những chiếc siêu xe đắt đỏ này tốt đến mức nhà sản xuất phải tìm cách “tạo ra tiếng ồn" để mang lại trải nghiệm cảm giác tự nhiên hơn cho người mua. Theo một số quan điểm, thương hiệu này thúc đẩy lối sống thân thiện với môi trường bằng cách hạn chế ô nhiễm tiếng ồn ở một mức độ đáng kể.

Quy trình sơn màu tinh tế

Mỗi động cơ Rolls-Royce đều trải qua quá trình sơn màu tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Đây là một phần của quy trình Rolls-Royce có thể thay đổi linh hoạt theo mong muốn người mua.

Rolls-Royce cho biết: "Chúng tôi không chỉ sơn xe mà còn tạo nên độ bóng sâu và hoàn mỹ đến khó tin. Khi bạn nhìn thật gần vào lớp sơn đó, bạn sẽ nhận ra sự phản chiếu hoàn hảo chính bản thân mình".

Khi khách hàng liên lạc với Rolls-Royce, trước tiên, hãng xe sẽ hỏi khách hàng muốn xe có màu gì. Những người thợ có kinh nghiệm có thể kết hợp nhiều màu sơn với nhau để tạo thành màu yêu thích của khách hàng.

Rolls-Royce có hơn 44.000 lựa chọn màu sơn khác nhau. Các thợ thủ công đánh bóng lớp sơn thủ công để biến chiếc xe trở nên xa xỉ và độc nhất. Nếu màu sắc hoặc độ bóng không phù hợp, Rolls-Royce sẽ tái tạo lại lớp sơn.

Rolls-Royce cũng không ngại việc tạo ra những màu sắc mới, chẳng hạn như màu lông của thú cưng để sơn cho chiếc Rolls-Royce. Ngoài ra, nhiều hãng xe khác có thể từ chối sơn màu hồng, tuy nhiên hãng xe Anh sẵn sàng cho ra mắt những chiếc Rolls-Royce màu hồng, nếu khách hàng có nhu cầu.

Đường kẻ do một người duy nhất vẽ

Một trong những lý do khiến Rolls-Royce trở nên đắt đỏ là chi tiết vẽ tay (coachline) được thực hiện bởi duy nhất một người. Coachline, đường kẻ trang trí dọc thân xe, là một trong những đặc trưng thiết kế nổi bật nhất của Rolls-Royce. Đây cũng là công đoạn cuối cùng trong quy trình chế tạo.

Giải mã 6 chi tiết giúp Rolls-Royce “đội giá” lên gấp nhiều lần: Sẵn sàng nghiền kim cương để chiều lòng khách, bức tượng giá bằng cả chiếc xe vẫn “đắt như tôm tươi” - Ảnh 2.

Nhân vật nắm giữ trọng trách đặc biệt này là Mark Court. Một người tài năng như Court không dễ kiếm. Anh đã bay đến Đức để gặp Cameron, người phụ trách thiết kế Rolls-Royce. Cameron là người trực tiếp dạy Court làm thế nào để có những đường vẽ tay hoàn hảo.

Mark Court đã mất 5 năm học việc và trung bình mỗi ngày, Mark chỉ đủ thời gian vẽ được 2 đường coachline trên 1 chiếc Rolls-Royce. Đó phải là một đường thẳng chính xác tuyệt đối dài 6m, rộng 3mm trên thân xe. Vẽ coachline là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất. Do đó, nếu không may có sai sót, toàn bộ chiếc xe sẽ phải đi sơn lại.

Nếu mua một chiếc Rolls-Royce và sau khi giao hàng, đột nhiên bạn muốn có coachline trên chiếc xe của mình, hãng sẽ cử Mark đến tận nơi. Cho dù bạn ở bất kỳ đâu trên thế giới, anh cũng sẽ có mặt chỉ để vẽ đường thẳng lên thân xe.

Bức tranh thêu ấn tượng trên vải vọc

Một chi tiết khác có thể tùy chỉnh trên Rolls-Royce là đường thêu trên vải bọc. Sản phẩm thành công nhất từ trước đến nay của hàng là chiếc Rolls-Royce Rose Phantom với tác phẩm thêu tuyệt đẹp.

Chính vườn hoa hồng tại đại bản doanh của Rolls-Royce đã trở thành nguồn cảm hứng cho ông Ieuan Hatherall - nhà thiết kế của Rolls-Royce, tạo lên chiếc xe siêu sang Phantom Rose.

Giải mã 6 chi tiết giúp Rolls-Royce “đội giá” lên gấp nhiều lần: Sẵn sàng nghiền kim cương để chiều lòng khách, bức tượng giá bằng cả chiếc xe vẫn “đắt như tôm tươi” - Ảnh 3.

Khi cánh cửa của Rolls-Royce Phantom Rose 2019 mới mở ra, ấn tượng đầu tiên là những chùm hoa đua nhau khoe sắc phía bên trong cửa xe sau. Tuy nhiên, chỉ khi bước hẳn vào nội thất, người ta mới chìm đắm vào một không gian được tạo nên bởi những đường thêu. Tổng cộng, có đến 1 triệu mũi thêu được sử dụng cho chiếc xe siêu sang đặc biệt này.

Quy trình thêu bao gồm nhiều bước khác nhau. Người nghệ nhân không chỉ biến một bản in thành một đường khâu mà còn phải nắm chắc các kỹ thuật như sự phản chiếu của ánh sáng và góc của đường may.

Trần sao được thực hiện thủ công

Vào năm 2006, Rolls-Royce chế tạo trần xe mô phỏng bầu trời sao (Starlight Headliner) đầu tiên trong lịch sử với 800 ngôi sao lấp lánh. Trang bị này được một khách hàng đặc biệt đặt hàng từ thương hiệu Anh quốc do họ mẫn cảm với ánh sáng, yêu cầu một môi trường có ánh sáng nhẹ với độ phủ đều thay vì chiếu trực tiếp từ một hoặc vài bóng đèn như thường thấy.

Các nghệ nhân của Rolls-Royce mất khoảng 9 tiếng để hoàn thành một "bầu trời sao" mặc định nhưng những yêu cầu đặc biệt hơn của khách hàng có thể tiêu tốn của họ tới một tuần.

Mỗi Starlight Headliner do 2 nghệ nhân chế tạo, những người sẽ chọc từ 1.400 tới 1.600 lỗ lên da bọc trần và sau đó khâu thủ công hệ thống sợi quang nói trên để tạo hình ảnh hoặc hiệu ứng theo yêu cầu. Ngoài thiết kế, người dùng có thể tùy biến màu sắc và yêu cầu tạo hình nhiều thứ đặc biệt hơn, chẳng hạn chòm sao băng.

Những chiếc logo độc quyền

Biểu tượng xe Rolls-Royce được thiết kế bởi Charles Robinson Sykes vào năm 1911, có tên gọi là Spirit of Ecstasy. Biểu tượng này cũng được gọi là Emily hay tên gọi phổ biến ở Mỹ là Silver Lady (Thiếu phụ bạc) và Flying Lady (Thiếu phụ bay).

Giải mã 6 chi tiết giúp Rolls-Royce “đội giá” lên gấp nhiều lần: Sẵn sàng nghiền kim cương để chiều lòng khách, bức tượng giá bằng cả chiếc xe vẫn “đắt như tôm tươi” - Ảnh 4.

Vào năm 1911, biểu tượng xe Rolls-Royce được sản xuất bằng hợp kim niken hoặc crom, sau đó được mạ bạc, để ngăn chặn hành vi trộm cắp. Vào năm 1920, biểu tượng xe được mạ vàng lần đầu tiên tại Paris.

Sau đó, các phiên bản biểu tượng của xe Rolls-Royce được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như pha lê, mạ vàng hay vàng 24… theo yêu cầu của khách hàng với chi phí bổ sung. Đôi khi chi phí sản xuất Spirit of Ecstasy phiên bản đặc biệt có thể bằng cả một chiếc ô tô mới.

Một khách hàng của Rolls-Royce đã yêu cầu một chiếc xe hoàn thiện nạm kim cương. Thương hiệu đã biến điều này thành hiện thực bằng cách nghiền nát một vài viên kim cương thật và trộn chúng với bóng màu để tăng thêm độ sáng bóng theo yêu cầu.

Tổng hợp

Thùy Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên