Giải mã chiếc kính ngắm “thần thánh” cực ngầu của các VĐV bắn súng Olympic: Sự thật hóa ra không như chúng ta tưởng
Tại Olympic, có người nổi tiếng vì đeo kính quá ngầu, có người lại viral vì không cần đeo kính cũng giành HCB.
- 03-08-2024Ngã rẽ cuộc đời của 2 thiên thần nhí trong vụ đánh tráo rúng động Olympic Bắc Kinh: Người im hơi lặng tiếng, kẻ trở thành “công cụ kiếm tiền"
- 02-08-2024Nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh xuất sắc vào chung kết Olympic 2024: Tuổi thơ chăn trâu vất vả, từ học sinh còi nhất lớp đến... niềm tự hào của thể thao Việt Nam!
- 02-08-2024Sai lầm chết người khiến nữ xạ thủ ngầu nhất Olympic bị loại dù từng tự tin phát ngôn "HCV là của tôi"
Tại Olympic Paris 2024 đang diễn ra tại Pháp, một VĐV Hàn Quốc đã bỗng dưng trở thành nhân vật nổi tiếng khắp Internet toàn cầu vì vẻ ngoài cực kỳ ngầu. Đó là Kim Yeji, một xạ thủ 31 tuổi. Kim đã giành huy chương bạc ở nội dung súng ngắn hơi 10 mét, trong khi người đồng đội 19 tuổi Oh Ye Jin giành huy chương vàng.
Một tài khoản mạng xã hội cho biết bức ảnh này của Kim chứa đựng "hào quang lớn nhất mà tôi từng thấy trong một bức ảnh".
Mọi người không chỉ khen ngợi biểu cảm điềm tĩnh của cô, chiếc áo khoác Fila đen, đôi giày bắn súng Sauer và chú voi nhồi bông treo trong túi mà vẻ ngoài ấn tượng của Yeji còn được thể hiện qua cặp kính chuyên dụng bắn súng.
Trong khi đó, một VĐV bắn súng khác cũng viral trong Thế vận hội năm nay là "ông chú" 51 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ Yusuf Dikec. Trái ngược với Kim Yeji và nhiều tuyển thủ khác, VĐV này lại hoàn toàn không cần tới sự trợ giúp của chiếc kính ngắm kỳ lạ. Đáng nói, Yusuf Dikec vẫn giật được huy chương bạc trong nội dung 10 m súng ngắn hơi với đồng đội. Cư dân mạng hết lời khen ngợi xạ thủ này vì không cần kính ngắm vẫn đạt thành tích tốt. Vậy loại kính ngắm của các VĐV bắn súng sử dụng có gì đặc biệt và có thực sự giúp ích nhiều trong thi đấu?
Thực chất, chiếc kính ngắm mà vận động viên bắn súng Olympic sử dụng tuy phức tạp về ngoại hình nhưng chỉ gồm ba phần chính: thấu kính, mống mắt cơ học và tấm che. Thấu kính giúp người bắn tập trung vào điểm ngắm và canh chỉnh mục tiêu. Trong khi đó, tấm che mắt ở mắt còn lại cho phép người bắn mở cả hai mắt trong khi giảm độ chói và các phiền nhiễu khác.
Theo VĐV súng ngắn hơi Lexi Lagan của đội Hoa Kỳ chia sẻ, các xạ thủ thường thích có một tấm che ở một bên và bên kia có thể là tròng kính theo toa hoặc tròng kính màu tùy thuộc vào môi trường bắn.
Thấu kính này hoàn toàn không phóng to hay làm rõ mục tiêu mà chỉ giúp "khóa nét" vào điểm ngắm giống như máy ảnh. Khi "khóa nét", mục tiêu sẽ mờ nếu nằm ngoài vùng lấy nét của mắt, vì vậy mống mắt cơ học được sử dụng để làm sắc nét mục tiêu, giống như lá khẩu của máy ảnh giúp tăng độ sâu trường ảnh và kiểm soát ánh sáng. Mống mắt người cũng có lá khẩu tự nhiên điều chỉnh ánh sáng đi vào. Nếu bạn bị cận thị hoặc viễn thị, việc nheo mắt cũng giúp giảm lượng ánh sáng và làm nét đồ vật.
Tấm che được các VĐV cũng không phức tạp mà là tấm che bình thường giúp ngăn ánh sáng từ mắt không dùng và tránh mỏi mắt. Nhìn chung, bộ thiết bị này không phải điện tử cao cấp mà chỉ là công cụ quang học đơn giản giúp hỗ trợ ngắm bắn. Việc xạ thủ có ngắm trúng hay không vẫn cần phải dựa vào kỹ năng như canh thời gian, nhịp thở, giữ thăng bằng, giữ tay chắc. Thế nhưng khi thi đấu ở đẳng cấp Olympic, 1% lợi thế cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn.
Nguồn: CNN
Đời sống và Pháp luật