Giải mã cơn sốt "ngôi nhà mơ ước" khiến quốc gia rộng thứ 2 thế giới rơi vào cảnh "khát đất"
Bất chấp những lo ngại về bong bóng bất động sản, giá nhà ở Canada vẫn đang tiếp tục tăng, đặc biệt khi mọi người dân đều muốn sở hữu một ngôi nhà mơ ước với sân vườn bao quanh.
- 26-04-2021Trong khi cả thế giới đang quay cuồng vì sốt đất, lại thêm một thị trấn ở Italia bán nhà giá 1 Euro
- 15-04-2021Giải mã cơn sốt đất đang nổ ra khắp nơi trên thế giới
- 14-04-2021Môi giới kỳ cựu kể về cơn sốt đất "cả đời chưa thấy bao giờ": Thật điên rồ, người mua tranh nhau đẩy giá lên
- 08-04-2021Chuyện lạ: Trong khi cả thế giới sốt đất, người dân Nhật Bản được chính phủ 'phát nhà' nhưng vẫn thờ ơ
- 07-04-2021Sốt đất không tưởng ở New Zealand: Mất 10 tháng, gặp 100 người, xem 60 ngôi nhà mới chốt được hợp đồng mua bán
Giấc mơ về một ngôi nhà biệt lập với sân vườn xung quanh đã là niềm mơ ước của nhiều thế hệ người Canada. Bây giờ, nó là tiêu chuẩn và tiếp tục khiến giới trẻ noi theo. Ngay cả những người nhập cư vào Canada cũng coi đó là mục tiêu để phấn đấu. Sở hữu một ngôi nhà có sân vườn đã trở thành chuẩn mực mà đại đa số người dân Canada đều nỗ lực hướng tới.
Một báo cáo của Tạp chí Bất động sản Canada cho thấy dù nguồn cung căn hộ ở Canada đang tăng lên nhưng nhìn chung, người trẻ tuổi vẫn muốn một ngôi nhà độc lập. Trong khi đó, nỗ lực của chính quyền nhằm thúc đẩy những căn hộ chung cư giá rẻ ở trung tâm các thành phố lại vô tình đẩy mọi người đi xa hơn về các vùng ngoại ô để có được một căn nhà mơ ước.
Xu hướng này không chỉ diễn ra trong thời điểm dịch bệnh hoành hành. Ngay từ năm 2018, có 24.000 cư dân với phần nhiều là các hộ gia đình trẻ đã chuyển từ Montreal đến các vùng ngoại ô của Quebec để mua nhà. Đây được mô tả là đợt di cư khỏi vùng lõi lớn nhất kể từ năm 2010.
"Những nỗ lực của các nhà quy hoạch đô thị và hoạch định chính sách nhằm tạo điều kiện cho người dân Canada sống trong các nhà chung cư đã không ngăn được thế hệ Millennials tìm kiếm những ngôi nhà mơ ước ngay cả khi chúng ở những vùng ngoại ô", tờ Tạp chí Bất động sản Canada cho biết.
Những ngôi nhà rộng rãi với sân vườn là tiêu chuẩn của người Canada.
Người Canada cũng có tư tưởng "an cư, lạc nghiệp" với "nhà cao, vườn rộng". Tính trung bình, nhà của người Canada có diện tích lớn nhất thế giới, vượt qua Anh, Pháp hay thậm chí là Mỹ. Dù là quốc gia rộng thứ 2 thế giới về mặt diện tích nhưng Canada cũng không tránh khỏi hiện tượng cạn kiệt đất đai như những gì đã diễn ra ở châu Âu, Nhật Bản hay các khu vực khác trên thế giới trong những năm gần đây.
Đại dịch Covid-19 khiến việc sở hữu một ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn càng quan trọng hơn bao giờ hết. Khi đại đa số người dân phải làm việc ở nhà để hạn chế tiếp xúc, những ngôi nhà như vậy trở thành những "khu nghỉ dưỡng" tại gia để mọi người có thể sống một cách thoải mái.
Trong khi đất tại các thành phố được ưu tiên làm công sở hoặc phục vụ các dự án nhà chung cư, người Canada sẵn sàng đi xa hơn để có được một ngôi nhà mơ ước. Điều này khiến những vùng ngoại ô trở nên tấp nập người đến ở và thực sự tạo ra một cơn sốt.
Nói Canada hết đất không chỉ là câu nói ví von. Những thành phố là nơi quy tụ phần lớn người dân nước này. Văn hóa sở hữu nhà của người dân Canada cùng với đặc thù của các công trình này gây ra hiện tượng khan hiếm đất thực sự ở trong thành phố và những vùng ngoại ô lân cận. Trong khi đó, những vùng ngoại ô không trải dài mãi mãi.
Vancouver nằm giữa Thái Bình Dương và các dãy núi, Toronto và Ottawa chịu những quy định để co lại như những "hòn đảo" để phục vụ mục đích phát triển trong khi Montreal thực sự là một hòn đảo khiến tài nguyên đất đai của chúng bị giới hạn. Nhà chung cư lại không được ưa chuộng và những điều này tạo ra một bài toán khó.
Những người trẻ tuổi ngày càng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có được một ngôi nhà mơ ước.
Trong khi đó, thế hệ Millennials cũng đang sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua được những ngôi nhà mơ ước. Thậm chí, những người dưới 35 tuổi còn đang rất sẵn sàng tham gia vào các cuộc đấu giá để có được một nơi ở mà đã trở thành tiêu chuẩn của người Cananda.
Theo khảo sát chung, 1/3 số người được hỏi ở Canada cho biết họ sẵn sàng tham gia đấu giá để mua được ngôi nhà như ý. Tuy nhiên, có tới 51% những người dưới 35 tuổi sẵn sàng cho điều này. Nó cao hơn rất nhiều so với 31% của nhóm từ 35 đến 45 tuổi. Với những người từ 55 tuổi trở nên, chỉ có 18% số người sẵn sàng trả giá cao hơn để mua nhà.
Thậm chí, trong số những người tham gia khảo sát, có 19% tuyên bố sẵn sàng trả nhiều hơn 50.000 USD để có được ngôi nhà mong muốn. Số người sẵn sàng trải thêm từ 50.000 đến 100.000 USD khiêm tốn hơn với 13%.
Tuy nhiên, một nửa trong số những người được hỏi nhận thấy rằng việc mua nhà đang khó khăn hơn so với trước dịch. Dù đại dịch cho phép một số người Canada tiết kiệm được nhiều tiền và dễ dàng mua một ngôi nhà nhưng số khác lại phải đối mặt với bất ổn kinh tế. 1/3 số người được hỏi tin rằng tài chính cá nhân của họ khiến việc mua nhà trở nên kém khả thi hơn.
Ngoài ra, tình trạng khan hiếm hàng tồn cũng đang khiến thị trường bất động sản Canada trở nên sôi động. Đi cùng với đó, giá những ngôi nhà cũng tăng cao hơn, đồng nghĩa với việc gây khó cho các gia đình trong việc tìm kiếm một ngôi nhà mơ ước trong năm nay và những năm tới.