Giải mã đà tăng giá của vàng thế giới: Brexit nguội rồi mà sao vàng vẫn sốt
Mặc dù sự kiện Brexit đã nguội nhưng giá vàng hiện nay vẫn đang tăng mạnh. Trên sàn Comex New York, giá vàng giao ngay kết phiên ngày 5/7 ở mức 1.371,39 USD/ounce, tăng 1,1% chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2014. Lý do nào đưa giá vàng tăng mạnh đến vậy?
- 06-07-2016Giá vàng sẽ lập đỉnh trong 18 tháng tới?
- 05-07-2016Vàng tăng, dầu giảm, tương lai "đỏ lửa" của thị trường chứng khoán châu Á đang đến gần
- 04-07-2016Nhà đầu tư thế giới đua nhau gom vàng
Mặc dù nhiều người cho rằng giá vàng đã chạm đỉnh từ 5 năm trước, nhưng có vẻ như vàng đang lao vào một đợt tăng giá mới. Lý do để nhà đầu tư chọn vàng là vô kể.
Nguồn cung giảm
Báo cáo cung cầu vàng năm 2016 của Hội đồng vàng thế giới cho thấy nguồn cung vàng khai thác trên thế giới đạt 774 tấn trong suốt 3 tháng đầu năm - tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức đỉnh hồi cuối năm 2014 (đạt 897 tấn) là 6%.
Báo cáo từ PriceqwaterhouseCoopers cuối tuần trước cho thấy giá vàng vẫn đang trong thị trường tăng giá, được thể hiện rõ thông qua giá trung bình dài hạn giảm. So với năm ngoái, mức giá này giảm từ 1.284 USD xuống còn 1.231 USD một ounce. Các công ty khai thác vàng trên toàn cầu đang tập trung nghiên cứu làm cách nào để cắt giảm chi phí hơn là phát triển và tăng cường khai thác.
Một nhóm các công ty khai thác vàng trên thế giới đã đồng loạt đẩy mạnh hoạt động khai thác từ quý I. Cortez tăng sản lượng lên 6,8 tấn. Công ty khai thác Goldstrike của Barrick tăng thêm 3,3 tấn và Batu Jijau của Newmont tăng thêm 2,6 tấn. Tuy nhiên, động thái tăng này được dự đoán sẽ không tồn tại được lâu. Barrick dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm nợ thêm vài tỷ USD trong năm nay. Công ty này sẽ giảm sản lượng khai thác từ 6,12 triệu ounce năm 2015 xuống còn 5 triệu ounce trong năm nay và 4,6 triệu ounce trong giai đoạn 2017-2018. Tóm lại, sản lượng khai thác vàng sẽ giảm trong vài năm tới. Do đó giá vàng sẽ tiếp tục tăng.
Sắp có một cơn sốt cầu vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ
Hội đồng vàng thế giới nhận định nhà đầu tư Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn án binh bất động. Cầu vàng tại Ấn Độ bất ngờ giảm mạnh trong quý I do kim cương lên ngôi. Cầu vàng tại Trung Quốc cũng giảm do vài cú tăng giá bất ngờ. Tuy nhiên xu hướng giảm sẽ không duy trì lâu dài. Một vài sự kiện xảy ra gần đây khiến cho khoảng thời gian này là cơ hội mua vào tốt nhất cho nhà đầu tư.
Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với cầu vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ chính là thu nhập của người lao động. Người dân ở cả 2 quốc gia này coi vàng là một hình thức cất trữ tiền do đó thường mua khi thu nhập tăng. So với cùng kỳ năm ngoái, tiền lương thực tế ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng hơn 10%. Đó chính là lý do tại sao giới học giả lại dự đoán rằng sẽ có một cơn sốt vàng chưa từng thấy tại Trung Quốc và Ấn Độ trong vài năm tới. Tạp chí Forbes vừa qua cũng đưa ra nhận định rằng đây là thời điểm tốt nhất để mua vào vàng.
Chính sách tài khóa – tiền tệ
Thực tế là hơn 1/3 khoản nợ công trên toàn cầu đang được vay bằng lãi suất âm. Rất nhiều nhà đầu tư và nhà giao dịch tiền tệ đang chuyển sang đầu tư vào vàng là tài sản trú ẩn an toàn. Cầu vàng để đầu tư trong quý I/2016 đã chạm mốc cao nhất kể từ năm 2009.
Trong bối cảnh các ngân hàng châu Âu duy trì mức lãi suất âm cộng thêm sự kiện Anh rời EU khiến cho các NHTW càng thêm tự tin về mức lãi suất thấp đã đẩy cầu vàng tăng mạnh. Sau sự kiện Brexit, khả năng Fed giảm lãi suất vào tháng 7 đã lên tới 10%, trong khi khả năng tăng lãi suất là 0%. Hơn nữa, khả năng Fed giảm lãi suất còn có thể kéo dài đến tận tháng 2/2017. Cộng thêm thực tế là Nhật Bản sẽ đưa ra gói kích thích tài khóa 100 tỷ USD vào cuối năm nay.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân tích trữ vàng để phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm trong tương lai. Điều đó lý giải tại sao cầu vàng lại tăng mạnh đến vậy.