MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải mã: Học sinh kém lớn lên làm sếp, kiếm rất nhiều tiền; còn học sinh giỏi chật vật đi làm thuê, lĩnh lương tháng, không mua nổi nhà và ô tô, cuộc sống rất bình bình?

26-08-2021 - 18:56 PM | Sống

Giải mã: Học sinh kém lớn lên làm sếp, kiếm rất nhiều tiền; còn học sinh giỏi chật vật đi làm thuê, lĩnh lương tháng, không mua nổi nhà và ô tô, cuộc sống rất bình bình?

Tại sao bạn học ngày trước học rất giỏi, thành tích nổi bật ở trường, ở lớp nhưng lớn lên đa số lại đi làm thuê cho những ông bà chủ - từng là những học sinh kém, học sinh cá biệt?

Có lần ngồi họp lớp với các bạn học cũ, mọi người cùng trò chuyện về tình hình của mình hiện nay, nhiều người đều cảm thán rằng: "Nhớ ngày trước, mấy đứa học kém trong lớp toàn chép bài mình, giờ đứa nào cũng làm ông chủ này bà chủ nọ hết rồi. Còn mình, học sinh ngoan, trò giỏi, thành tích cao ngất ngưởng lại đi làm thuê, lĩnh lương tháng, mua không nổi một căn hộ, nuôi không nổi một cái xe ô tô, cuộc sống rất bình bình…" Vậy tại sao các bạn học ngày trước của bạn là học sinh kém, giờ đa số họ đều trở thành các ông bà chủ?

1. Học sinh kém, học sinh cá biệt thường mặt dày

Làm kinh doanh, mở doanh nghiệp đều cần bạn phải mặt dày. Đôi khi chỉ vì lợi nhuận, bất kể nhiều hay ít bạn cũng phải trơ mặt bám lấy khách hàng. Học sinh kém, học sinh cá biệt từ bé họ bị phê bình quen rồi nên họ trơ mặt. Còn những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn nghe lời, từ bé họ được nghe toàn lời khen ngợi nên thi thoảng nghe một lời chỉ trích hay phê bình, họ dễ cảm thấy xấu hổ muốn tìm lỗ nẻ nào đó để chui xuống, thế nên bám lấy khách hàng làm họ cảm thấy mất mặt như đi cầu xin bố thí vậy.

2. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ khổ

Giải mã: Học sinh kém lớn lên làm sếp, kiếm rất nhiều tiền; còn học sinh giỏi chật vật đi làm thuê, lĩnh lương tháng, không mua nổi nhà và ô tô, cuộc sống rất bình bình? - Ảnh 1.

Muốn có một sự nghiệp cho riêng mình không thể không phải chịu khổ. Học sinh kém hay cá biệt họ không tránh khỏi bị phạt, bị đòn roi, dần dần rèn cho họ tính nhẫn nại, có thể chịu được nỗi khổ thể xác mà người khác không chịu được. Còn những học sinh ngoan, học giỏi và nghe lời từ nhỏ họ được gia đình và thầy cô bao bọc, đa số họ nắng không tới mặt, mưa không tới đầu nên họ chỉ thích ở chỗ nào an toàn.

3. Học sinh kém, học sinh cá biệt thường thiết lập nên những mối quan hệ hữu ích, biết tận dụng kỹ năng của người khác

Chúng ta đều biết rằng mạng lưới quan hệ đem lại vô vàn lợi ích. Những học sinh cá biệt thường không để bản thân bị gò bó trong giảng đường. Họ dành thời gian để thiết lập nên mạng lưới quan hệ rộng lớn hơn, tìm được cho mình nhiều người bạn chất lượng.

Họ biết cách để kết thân với người khác hơn những người chỉ chăm chú cho việc học, từ đó nhanh nhạy thông tin hơn những người bạn siêng năng, cần cù.

Những học sinh giỏi, luôn đạt điểm cao trong mỗi kì thi thường là những người siêng năng, cần cù, chăm chỉ, không dựa dẫm vào người khác. Ngược lại, học sinh cá biệt luôn có những phương thức của riêng họ trong việc sử dụng kiến thức của người khác để vượt qua kì thi.

Họ nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng người, từ đó tập hợp thành một tập thể đoàn kết, có khả năng bổ trợ cho những thiếu sót của nhau. Và sau cùng, sức mạnh tập thể luôn lớn hơn sức mạnh cá nhân.

4. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ vấp ngã

Làm kinh doanh không thể nào dễ dàng thuận buồm xuôi gió được, nên nếu chỉ vì một lần thất bại mà từ bỏ thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Những học sinh kém hay cá biệt, họ từ nhỏ luôn đối mặt với các kỳ thi bị điểm kém nên trở ngại nào với họ cũng như nhau, nó giống như cỏ dại vậy, cắt rồi mọc, mọc lại cắt, họ không hề cảm thấy đau khổ.

Ngược lại, các học sinh ngoan, trò giỏi, từ nhỏ sống trong sự bảo vệ của thành công nên khi đối mặt với thất bại họ thường cảm thấy vô cùng đau đớn.

5. Hiểu rõ về những khó khăn để vươn tới thành công

Phần lớn những học sinh cá biệt thường phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ biết cách tận dụng chính những chướng ngại vật đó làm gạch lót đường để có thể tiến xa hơn. Chướng ngại đã tôi luyện cho họ sự bản lĩnh, vượt qua chướng ngại là kinh nghiệm quý báu nhất của họ, giúp họ đặt nền móng vững chắc cho thành công của mình.

Những học sinh điểm kém có cơ hội đối mặt và học cách vượt qua khó khăn ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bằng cách cố gắng sống sót qua mỗi kỳ thi. Chính vì vậy, khi tốt nghiệp ra trường, họ trở nên gai góc, bản lĩnh hơn trước những sóng gió của cuộc đời.

Giải mã: Học sinh kém lớn lên làm sếp, kiếm rất nhiều tiền; còn học sinh giỏi chật vật đi làm thuê, lĩnh lương tháng, không mua nổi nhà và ô tô, cuộc sống rất bình bình? - Ảnh 2.

6. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ dám mạo hiểm

Mức độ rủi ro càng lớn, lợi nhuận thu được sẽ càng cao. Những học sinh kém, hay cá biệt họ từ nhỏ ưa mạo hiểm, tuy nhiên mỗi lần đều bị phát hiện và chịu sự trừng phạt nặng nề nhưng họ vẫn không từ bỏ niềm vui đó của mình.

Còn những học sinh ngoan, thành tích tốt, từ nhỏ đến lớn quỹ đạo cuộc sống của họ đều do giáo viên và phụ huynh thiết lập nên họ thiếu đi khả năng độc lập và tinh thần mạo hiểm.

7. Không bao giờ đi theo chủ nghĩa hoàn hảo

Học sinh cá biệt hiểu rõ rằng trên cuộc đời này, không có gì là hoàn hảo. Họ thích học hỏi từ những lỗi sai của mình, hơn là cố gắng học giỏi toàn diện các môn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thực tế không một ai có thể tận dụng được toàn bộ kiến thức ở trong trường, phần lớn kinh nghiệm chúng ta đến từ những trải nghiệm thực tế. Những người bạn đồng trang lứa chăm ngoan của họ nhận ra điều này muộn màng hơn nhiều.

8. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ đề cao nghĩa khí

Trong kinh doanh, khi làm lãnh đạo bạn cần đề cao tinh thần đoàn kết, đoàn kết là sợi dây kết nối nhân viên với nhau. Thử nghĩ xem, nếu nhân viên của bạn phạm sai lầm mà bạn đứng vào lập trường của họ để đánh giá và suy xét, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được quyết định đúng đắn làm giảm áp lực lên nhân viên, khiến họ biết ơn và hết lòng cống hiến cho bạn.

Những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn họ lại rất sợ chuyện thị phi, thậm chí họ còn tìm khuyết điểm của người khác để thể hiện mình. Những người như vậy có làm lãnh đạo thì ngày nào họ cũng coi nhân viên như kẻ địch, thử hỏi như vậy ai còn muốn làm việc cho họ, một khi công ty gặp khó khăn, nhân viên sẽ tự động bỏ đi hết.

(ifeng)

Theo Ngọc Tú

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên