Giải mã nghịch lý tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tiền lương lại không hề giảm
Vì sao ví, việc có quá nhiều người lao động thất nghiệp tìm kiếm việc làm cũng tương tự việc có quá đông người đi câu cá trong một cái hồ câu chung?
- 14-01-2022Nhìn lại khủng hoảng năm 2008: Vì sao nói nhà đất và cổ phiếu là 'hai đỉnh sinh đôi'?
- 14-01-2022Điều kiện kinh doanh bất động sản từ ngày 1/3/2022 thay đổi gì so với quy định cũ?
- 13-01-2022Bộ Công thương: Cách tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô áp dụng từ năm 2004 chưa phản ánh đầy đủ giá trị
Một lý do khiến lý thuyết kinh tế của Keynes thường xuyên bị chỉ trích đó là việc nó không thể giải thích được tại sao trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tiền lương lại không hề giảm xuống, nhằm cân bằng mức độ cung và cầu trên thị trường lao động.
Lúc đó, chắc chắn sẽ có nhiều người lao động sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn so với thời điểm trước đó, và các doanh nghiệp hẳn sẽ thích thú vì tìm được nguồn lao động giá rẻ hơn. Tuy nhiên, lập luận này chưa tính đến yếu tố quan trọng về chi phí thời gian cho quá trình kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp cần tuyển dụng.
Ví du, nếu một doanh nghiệp đăng tải một quảng cáo tuyển dụng trên báo với mức lương đưa ra thấp hơn so với các doanh nghiệp khác, những người tìm việc sẽ có xu hướng bỏ qua doanh nghiệp này và chuyển sang ứng tuyển vào các vị trí tương tự, nhưng được trả lương cao hơn ở các doanh nghiệp đối thủ.
Điều này sẽ khiến doanh nghiệp nói trên phải chuyển bớt nhân sự từ bộ phận sản xuất sang bộ phận tuyển dụng, nhằm tuyển được đủ lao động cần thiết. Hệ quả của việc này là doanh nghiệp không thể sản xuất và bán đủ số lượng hàng hóa cần thiết để duy trì được sự tồn tại của mình tại mức lương trung bình trên thị trường.
Lúc này, tỷ lệ thất nghiệp cao đã trở thành một trạng thái cân bằng, trạng thái mà cả doanh nghiệp và người lao động đều không có lợi, mặc cho những cố gắng thay đổi tình trạng họ thực hiện.
Việc có quá nhiều người lao động thất nghiệp tìm kiếm việc làm cũng tương tự việc có quá đông người đi câu cá trong một cái hồ câu chung. Càng có nhiều người đi câu, sẽ càng khó để cho bất kỳ ai có thể câu dược con cá nào.
Và vì hồ câu đó không thuộc sở hữu của ai, không ai trong số họ có thể cảm nhận được chi phí thời gian của mình phải bỏ ra để có thể bỏ đi đúng lúc. Quá trình tìm kiếm việc làm cũng như vậy. Không doanh nghiệp nào có thể biết rõ được chi phí thời gian mình cần bỏ ra là bao nhiêu, sẽ cần thêm hay bớt nhân sự cho bộ phận tuyển dụng, và do đó đôi khi thị trường sẽ kết nối cho người lao động và nhà tuyển dụng theo những cách rất thiếu hợp lý.
Thêm vào đó, hành vi của mọi doanh nghiệp tham gia trên thị trường sẽ có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp riêng lẻ.
Vào mùa thu năm 2008, ba doanh nghiệp sản xuất xe hơi hàng đầu của Mỹ đã phải trải qua một thời kỳ tồi tệ. Nhu cầu xe hơi tại Mỹ đã giảm xuống một cách rất đáng kể và GM đã phải sa thải tới 15% tổng số nhân sự: khoảng 5 nghìn nhân viên văn phòng trong 2 tháng cuối năm 2008.
Rất nhiều người trong số đó trước đây từng làm việc tại bộ phận nhân sự. Họ trở nên thừa thãi với công ty, do GM lúc đó đã quyết định cắt giảm sản lượng xe được sản xuất. Việc sa thải này đã tạo nên một ngành công nghiệp ô tô quy mô nhỏ hơn, tinh giản hơn nhưng lại có năng suất lao động cao hơn, và hệ quả là người lao động được hưởng mức lương cao hơn.
Đây cũng chính xác là điều đã xảy ra với ngành công nghiệp chế tạo trong 3 năm đầu tiên của thời kỳ Đại suy thoái. Cụ thể, trong 3 năm đầu tiên thời kỳ này, lương trong ngành công nghiệp chế tạo tăng nhẹ, và lương thực lĩnh cũng vậy.