MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải mã sự "đáng sợ" của AI khiến chuyên gia chuỗi cung ứng của Kraft Heinz thành vô dụng: Giảm tồn kho 50%, giảm thời gian sản xuất 25%, giao hàng thành công tăng 20%, tiết kiệm 30 triệu USD

17-05-2023 - 21:22 PM | Tài chính quốc tế

Ông lớn ngành thực phẩm Kraft Heinz đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa tồn kho và cải thiện hiệu quả sản xuất, từ đó tiết kiệm được hơn 30 triệu USD trong thông cáo báo chí vào đầu tháng 5 năm nay.

Giải mã sự "đáng sợ" của AI khiến chuyên gia chuỗi cung ứng của Kraft Heinz thành vô dụng: Giảm tồn kho 50%, giảm thời gian sản xuất 25%, giao hàng thành công tăng 20%, tiết kiệm 30 triệu USD - Ảnh 1.

Tiềm năng của AI

Theo Tập đoàn tư vấn chiến lược Boston, chuỗi cung ứng là một trong những ngành sẽ thay đổi nhiều nhất với sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo (AI). Theo báo cáo gần nhất, áp dụng thành công AI trong quản lý chuỗi cung ứng có thể giảm đến 20% chi phí, tăng hiệu quả hoạt động lên gần 50% và cải thiện mức độ chính xác của toàn bộ dự báo lên 30%.

Giải mã sự "đáng sợ" của AI khiến chuyên gia chuỗi cung ứng của Kraft Heinz thành vô dụng: Giảm tồn kho 50%, giảm thời gian sản xuất 25%, giao hàng thành công tăng 20%, tiết kiệm 30 triệu USD - Ảnh 2.

Xuyên suốt đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng của Kraft Heinz đã lộ ra nhiều điểm yếu, đặc biệt là ở khâu dự báo nguyên liệu, tối ưu hóa tồn kho và khả năng phân phối chính xác đến thị trường có nhu cầu.

Nhận thức rõ nội tại của doanh nghiệp, ban lãnh đạo Kraft Heinz đã chủ động bắt tay với Microsoft và dịch vụ đám mây Azure từ năm 2022.

Ngoài ra thì doanh nghiệp này còn xây dựng một "tháp kiểm soát chuỗi cung ứng", cung cấp dữ liệu toàn bộ hoạt động của nhà máy trong thời gian thực và từ đó phân phối hoạt động đầu vào và đầu ra của công ty.

Chuỗi cung ứng "hoàn hảo"

Giải mã sự "đáng sợ" của AI khiến chuyên gia chuỗi cung ứng của Kraft Heinz thành vô dụng: Giảm tồn kho 50%, giảm thời gian sản xuất 25%, giao hàng thành công tăng 20%, tiết kiệm 30 triệu USD - Ảnh 3.

Một trong những lĩnh vực mà Kraft Heinz ứng dụng AI đầu tiên là dự báo nhu cầu. Bằng cách phân tích dữ liệu từ lịch sử bán hàng, khuyến mãi và các yếu tố bên ngoài như thời tiết, xu hướng tiêu dùng… nhưng với số lượng dữ liệu đầu vào gấp hàng trăm lần so với một chuyên viên thông thường, Kraft Heinz đã có thể dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng với độ chính xác cao hơn. Điều này đã giúp công ty quản lý mức tồn kho tốt hơn, tránh tình trạng hết hàng cũng như giảm lãng phí sinh ra khi dự báo dư thừa.

Kraft Heinz cũng đã sử dụng AI để tối ưu lịch sản xuất. Bằng cách phân tích dữ liệu về hiệu suất máy, số lượng lao động và nguyên liệu có sẵn, Kraft Heinz đã có thể lên lịch sản xuất hiệu quả hơn trên thời gian thực.

Ứng dụng này đã giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động và giảm thời gian ngừng sản xuất vì sự cố, đặc biệt là xử lý không phụ thuộc vào giờ làm của nhân viên phân tích vì các phần mềm AI sẽ chạy liên tục 24/7.

Ngoài ra, Kraft Heinz cũng đã sử dụng AI để tối ưu hoá hoạt động logistics. Bằng cách phân tích tuyến đường vận chuyển, thời gian giao hàng và hiệu suất của đối tác vận chuyển, công ty đã có thể tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển của mình. Điều này đã dẫn đến giảm chi phí vận chuyển, tăng tỷ lệ giao hàng đúng hạn và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Kết quả "đáng sợ"

Giải mã sự "đáng sợ" của AI khiến chuyên gia chuỗi cung ứng của Kraft Heinz thành vô dụng: Giảm tồn kho 50%, giảm thời gian sản xuất 25%, giao hàng thành công tăng 20%, tiết kiệm 30 triệu USD - Ảnh 4.

Việc đầu tư vào công nghệ AI của Kraft Heinz đã cho thấy những kết quả tích cực. Theo thông cáo báo chí gần đây, Kraft Heinz đã giảm mức tồn kho của mình tới 50%, giảm thời gian sản xuất đến 25% và tăng tỷ lệ giao hàng thành công lên 20%, thể hiện tiềm năng của AI trong việc thay đổi hoạt động chuỗi cung ứng và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.

Việc sử dụng AI của Kraft Heinz trong hoạt động chuỗi cung ứng là một ví dụ rõ ràng về cách AI có thể được sử dụng để tối ưu hoá các quy trình kinh doanh và nâng cao hiệu suất. Trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, việc áp dụng AI có thể tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp có và không có AI trong quản lý chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, điều này cũng dấy lên lo ngại cho các chuyên gia chuỗi cung ứng, buộc họ phải thích nghi và nắm bắt được cách làm việc với công nghệ AI. Một số chuyên gia lo sợ sự phụ thuộc vào AI sẽ khiến cho khả năng quyết định của họ trở nên kém linh hoạt và không còn cần thiết.

Theo Carlos Abrams-Rivera, Chủ tịch khu vực Bắc Mỹ, tiết lộ rằng Kraft Heinz đã phát triển một hệ thống quản lý thương mại bằng nền tảng AI có khả năng "truy cập hơn 10.000 sự kiện quảng cáo trong thời gian thực". Hệ thống này cũng cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu để "đề xuất" các chương trình khuyến mãi giá phù hợp, qua đó còn đe dọa luôn việc làm của hàng trăm nhân viên hiện trường và marketing.

Theo Thanh Sang

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên