Giải mã thương hiệu trà sữa top 1 tại Trung Quốc có giá chỉ 1 USD, lan nhanh sang các quốc gia từ Á đến Âu và không còn xa lạ gì với tín đồ trà sữa tại Việt Nam
Ảnh: Nikkei Asia
Mixue – thương hiệu trà sữa thành lập từ năm 1997 du nhập vào Việt Nam và tạo thành cơn sốt không hề nhỏ trong những năm gần đây. Vì đâu một thương hiệu trà sữa giá rẻ lại vươn lên đứng top và mở rộng đến hơn 21.000 chi nhánh chỉ riêng tại thị trường nội địa?
- 20-10-2022Thời trang nhanh ngày càng hợp gu người dùng - đây là những cái tên đang đe dọa H&M, Zara, Uniqlo
- 20-10-2022Giải phóng kho dự trữ chiến lược, Mỹ có giải quyết được những vấn đề về nguồn cung dầu?
- 20-10-2022Apple cắt giảm sản xuất iPhone 14 Plus chỉ sau 2 tuần mở bán
Tại thị trường Trung Quốc, trà và các thức uống từ trà (như trà sữa) được ưa chuộng và chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng bất chấp sự xâm nhập của cà phê. Trong số vô vàn tên tuổi, một chuỗi cửa hàng trà sữa của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn tất cả.
MIxue Bingcheng, thương hiệu với các cửa hàng có biểu tượng người tuyết bán kem và nhiều loại đồ uống khác nhau, hiện có hơn 21.000 cửa hàng ở Trung Quốc, nhiều gấp ba lần so với đối thủ đứng thứ 2 trong ngành.
Được thúc đẩy bởi mức giá thấp, sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu này đang phản ánh mức chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc đã thay đổi như thế nào khi tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Trà sữa trân châu ở Mixue được bán với giá chỉ 7 nhân dân tệ (tương đương với 0,97 USD và hơn 23.000 tiền Việt), trong khi trà chanh và nước chanh có giá lần lượt là 6 nhân dân tệ và 4 nhân dân tệ. Đơn giá trung bình các loại đồ uống dao động từ 6 nhân dân tệ đến 8 nhân dân tệ, gần bằng một nửa so với 15 nhân dân tệ tại chuỗi xếp hạng thứ hai tại Trung Quốc là Good Me.
Một khách hàng ở Thượng Hải cho biết: "Chúng vừa rẻ lại vừa ngon".
Được hỗ trợ bởi phí nhượng quyền thương mại thấp, Mixue đã mở hơn 7.000 địa điểm vào năm 2021 và nâng tổng số cửa hàng lên 21.619 vào hồi tháng 3 vừa qua, vượt xa con số 6.600 cửa hàng của Good Me tính đến tháng 9. Số lượng cửa hàng của Mixue dự kiến sẽ đạt con số 30.000 vào cuối năm nay.
Một cơ sở Mixue tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Doanh thu của hãng cũng đã tăng gấp đôi lên 10,3 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái. Không chỉ vậy, công ty còn mở rộng ra nước ngoài và đăng kí phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.
Tăng trưởng nhanh chóng
Một chìa khóa để tạo ra lợi nhuận ổn định là chiến lược mua sắm và sản xuất. Mixue có các cơ sở chế biến trung tâm gần các nhà cung cấp đảm nhận tất cả các khâu từ mua hàng, chế biến đến vận chuyển cho người nhận nhượng quyền. Họ có một nhà máy chế biến chanh lớn nằm ở thị trấn Tử Dương, tỉnh Tứ Xuyên, nguồn cung cấp khoảng 80% sản lượng trái cây họ cam quýt của Trung Quốc.
Thu nhập từ phí nhượng quyền chỉ chiếm 1,9% doanh thu của Mixue, doanh thu của họ chủ yếu đến từ việc bán nguyên liệu và thiết bị cho các cửa hàng.
Chi phí cửa hàng cũng là một yếu tố đóng góp vào sự tăng trưởng của Mixue. Các chuỗi đồ uống đối thủ như Heytea và Nayuki Tea & Bakery vận hành các cửa hàng ăn uống rộng rãi tại các trung tâm mua sắm ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác. Ngược lại, Mixue thực hiện một cách tiếp cận "mềm" hơn trong tiền thuê, nhân công và các chi phí hoạt động khác. Chuỗi này tập trung các cửa hàng ở các thành phố nhỏ hơn với thu nhập người dân tương đối thấp và hầu hết chỉ phục vụ đồ ăn mang đi. Bởi vậy mức giá hợp túi tiền này đã ngày càng chinh phục được những người tiêu dùng có thu nhập còn khá hạn chế tại các thành phố nhỏ này.
Chính sách Zero Covid đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của quốc gia này, khiến tỉ lệ thất nghiệp ở những người từ 16 đến 24 tuổi đã tăng lên đến 19,9% vào tháng 7. Nhiều người Trung Quốc có mức lương cơ bản hàng tháng chỉ từ 3.000 đến 4.000 nhân dân tệ. Bởi vậy Mixue cũng đã nổi lên như một nhà tuyển dụng cho những người thất nghiệp ở những nơi này.
Được thành lập vào năm 1997, Mixue giờ đây đã có chi nhánh tại Việt Nam và Indonesia, nơi có tổng cộng gần 600 cửa hàng. Nhắm đến việc mở rộng ra nước ngoài hơn nữa, họ đã đăng ký nhãn hiệu của mình tại khoảng 30 thị trường, bao gồm Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ, Kyrgyzstan và Uzbekistan.
Hiện tại, công ty đang dẫn đầu trong thị trường nội địa rộng lớn. Thị trường đồ uống từ trà của Trung Quốc trị giá gần 40 tỷ USD vào năm 2021, cao hơn gấp ba lần so với cà phê.
Theo Nikkei Asia
Nhịp sống thị trường