Giải mã tuyển dụng: Vì sao những người được phỏng vấn, bộ phận HR sẽ ưu tiên chọn người phù hợp nhất với công ty, chứ không phải là người tài giỏi nhất?
Nhân tài thực sự không phải là bản thân tạo ra được bao nhiêu thành tựu, mà là bản thân tạo ra được bao nhiêu giá trị riêng trên những giá trị chung.
- 19-10-2021Nhà tuyển dụng hỏi: "Trong trường hợp nào, 1 + 1 = 3?", nam ứng viên không nao núng: "Quá đơn giản"
- 16-10-2021Câu hỏi tuyển dụng kỹ sư phần mềm của Apple: "Di chuyển một số bất kỳ để 62 - 63 =1?" - Đáp án dễ không ngờ
- 15-10-2021Nhà tuyển dụng thường dùng 3 câu hỏi này để ‘bẫy’ bạn khi phỏng vấn
Nếu doanh nghiệp không có một đội ngũ làm việc hùng hậu, một chiến lược phát triển hợp lý và một tổ chức phụ trách thực thi thì doanh nghiệp đó khó có thể thành công.
Nhưng điều then chốt hơn cả là hợp tác với "đúng người."
Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp tuyển dụng được "đúng người", cũng như biết bản thân có phải là người phù hợp với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề đó.
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng "Người giỏi" của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu "người giỏi" không làm tròn trách nhiệm, hiệu quả kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, để phát huy được tối ưu năng lực của bản thân, những "người giỏi" thường có xu hướng phá vỡ quy tắc của công ty và yêu cầu công ty nhượng bộ họ. Trong hoàn cảnh đó, hiệu quả hoạt động của công ty sẽ vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy, tôi nhấn mạnh rằng các công ty cần "người thích hợp" hơn là "người giỏi". Nhân tài thực sự không phải là bản thân tạo ra được bao nhiêu thành tựu, mà là bản thân tạo ra được bao nhiêu giá trị riêng trên những giá trị chung.
Tại sao công ty cần chọn "đúng người"?
Tại sao tôi lại đề xuất khái niệm "đúng người"?
Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều hiểu: Nếu công ty không có một đội ngũ làm việc hùng hậu, một chiến lược phát triển rõ ràng và một tổ chức chịu trách nhiệm phụ trách thực thi các hoạt động thì công ty sẽ khó có thể thành công. Những biến động nội bộ có sức ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh với bên ngoài.
Vì vậy, ngày nay các cấp lãnh đạo cần xác định rõ phương hướng phát triển của công ty, phối hợp với các lực lượng nội bộ chú trọng việc tổ chức đào tạo và phát triển nhân viên, có định hướng mục tiêu nhất định. Trong xã hội có tính biến động cao như hiện nay, các vị lãnh đạo cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tìm cách củng cố thiết lập nội bộ.
Giống như những gì tôi đã làm trong nội bộ công ty của mình, tôi yêu cầu bản thân phải trình bày rõ ràng định hướng chiến lược tương lai của công ty, thiết lập văn hóa tín nghiệp, đặt ra mục tiêu hiệu suất làm việc rõ ràng, đồng thời yêu cầu đội ngũ cán bộ cốt lõi phải hiểu và có thể truyền đạt lại cho nhân viên của mình.
Một nhà lãnh đạo phù hợp cần giúp các thành viên trong tổ chức biết cách ứng phó khi môi trường, thời thế thay đổi.
Ai là "người phù hợp" với công ty?
"Người phù hợp" chủ yếu có bốn đặc điểm sau:
1. Có tầm nhìn nhất quán với công ty.
Đầu tiên là tính nhất quán tầm nhìn. Đây là đặc điểm đầu tiên của "người thích hợp", đồng thời cũng là đặc điểm cốt lõi nhất. Với các công ty hàng đầu, điều này đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo phát triển nhân tài của công ty.
Công ty Huawei nhấn mạnh nỗ lực là đặc điểm cơ bản của nhân viên Huawei. Nếu không có những đặc điểm của một người nỗ lực phấn đấu thì không phải là "người thích hợp" với Huawei.
Alibaba có một "nhân viên khứu giác", tức là ngửi được vị của giá trị.
Khái niệm "người thích hợp" do Netflix đề ra, công ty này sử dụng văn hóa làm động lực để phát triển đồng thời dựa vào điều này để tìm ra người thích hợp.
2. Không dựa vào kinh nghiệm
Không quá lời khi nói rằng trong tình hình hiện nay, hầu hết các công ty đều áp dụng các phương pháp mới để tăng năng suất công việc.
Tôi tin rằng các đồng nghiệp của tôi đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong các doanh nghiệp nông nghiệp và chăn nuôi. Nhưng điều tôi lo lắng là các đồng nghiệp của tôi không biết các doanh nghiệp nông nghiệp và chăn nuôi tương lai sẽ phát triển như thế nào.
Vì vậy, đặc điểm đầu tiên của "người phù hợp" là không ỷ lại vào kinh nghiệm. Họ biết rằng nếu cứ bám vào kinh nghiệm của mình, việc bị đào thải tất yếu sẽ trở thành hiện thực. Họ cần luôn nhìn vấn đề ở góc độ mới. Thay vì mở miệng nói "ngày xưa họ đã làm như thế nào", " kinh nghiệm là gì ", họ sẽ nói: "Chúng ta hãy thử một số phương pháp mới", "Mặc dù tôi chưa bao giờ thử phương pháp này, nhưng tại sao lại không cân nhắc chứ."
"Người thích hợp" sẽ dẫn dắt tất cả mọi người, quên đi kinh nghiệm để áp dụng các phương pháp mới.
3. Dám đổi mới, dám gánh vác trách nhiệm.
Những biến động ngày hôm nay khiến các nhà quản lý cần phải bắt tay vào đổi mới. Sự khuyến khích và kỳ vọng của tổ chức vào đổi mới đạt đến tầm cao chưa từng thấy trước nay. Đổi mới là một yêu cầu cơ bản đối với mỗi thành viên và đương nhiên nó cũng là một đặc tính cơ bản của "người thích hợp".
Nhưng đổi mới thôi là chưa đủ, bởi vì điều cốt yếu là phải có khả năng gánh vác trách nhiệm. Trong quá trình đổi mới sẽ mang đến rất nhiều bất trắc hoặc đội cao chi phí. Nhưng "người thích hợp" sẽ hợp nhất đổi mới và trách nhiệm, đồng thời phát huy lợi ích của đổi mới, hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của chính mình.
Những thử thách do đổi mới mang lại khiến tổ chức khó xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi người. Thậm chí, tổ chức có thể phải liên tục điều chỉnh vai trò và trách nhiệm của các thành viên, biểu hiện sự linh hoạt của tổ chức. Nhưng sự điều chỉnh này cũng mang lại sự hỗn loạn nhất định, khó xác định chính xác hiệu quả làm việc của mọi người hay hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nhưng "người phù hợp" luôn rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm của họ, thời hạn yêu cầu, các tiêu chuẩn cân nhắc và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc.
4. Đề cao tự do nhưng vẫn chú trọng vào hiện thực hóa giá trị.
Yêu cầu ngày nay đối với các tổ chức không phải là mình sở hữu người này người kia. Chúng ta cần phải hiểu rằng bản chất của con người là khao khát tự do. "Người thích hợp" của các doanh nghiệp cũng là những người yêu thích tự do, nhưng vì họ có khả năng giải quyết vấn đề, có kỹ năng chuyên môn và được chứng minh là có giá trị nên họ không bị ràng buộc. Nếu dùng quẹt thẻ, hay giám sát giờ làm việc, "người phù hợp" có thể sẽ rời bỏ doanh nghiệp.
Bênh vực bản thân gần như là một đặc điểm phổ biến của "những người phù hợp", nhưng họ cũng có một đặc điểm khác nữa là nhấn mạnh giá trị mà họ đóng góp. Không ai bị yêu cầu phải làm nhiều hơn tốt hơn, nhưng "người phù hợp" chắc chắn sẽ làm nhiều hơn và tốt hơn. Bởi vì họ biết rất rõ nhiệm vụ cốt yếu trong công việc của mình là gì. Họ biết vận dụng thời gian và phương thức thích hợp để hoàn thành mục tiêu của mình. Chỉ cần xác định được mục tiêu rõ ràng, họ sẽ dốc toàn lực để hoàn thành mục tiêu.
Làm thế nào để tìm được "người phù hợp"?
Trong quá trình điều chỉnh chiến lược, tôi thấy có một số lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh truyền thống của công ty cần phát triển năng lực mới. Nhưng những người hiện tại phụ trách các lĩnh vực này không thể giúp tôi giải quyết. Chúng tôi đã rà soát một lượt khắp thế giới và tìm thấy một vài người phù hợp.
Tôi đã nói với đồng nghiệp của mình và mời những người này vào công ty. Họ nói rằng rất khó. Tôi hỏi tại sao? Họ đáp ba trong số những người này họ thương lượng vài năm rồi, nhưng họ vẫn không muốn đầu quân cho công ty. Tôi cho rằng phương pháp đàm phán đang không đúng, vì vậy tôi đã bố trí một số vị trí đặc biệt để thương lượng với ba người có năng lực chuyên môn này. Làm theo ý tưởng của họ, và thực hiện chúng cho hệ thống của công ty chúng tôi.
Bạn phải biết rằng nhu cầu lớn nhất của những "cá nhân xuất sắc" là tự do, đồng thời họ cũng sẽ chịu trách nhiệm chủ động đổi mới và ý thức kỷ luật bản thân. Cho nên tôi chỉ yêu cầu các chuyên gia cho tôi biết cần bao nhiêu thời gian và tiền bạc để thực hiện một dự án, công ty nên hợp tác thế nào, chỉ cần họ đưa ra điều kiện công ty sẽ đáp ứng họ. Họ nói rằng họ không thể làm việc toàn thời gian, tôi nói không sao. Nhưng cuối cùng, họ hầu như đều làm toàn thời gian vì họ rất rõ ràng về mục tiêu và trách nhiệm của mình.
Tương tự, khi thực hiện cải cách cơ cấu công ty, chúng ta cũng cần những người có thể hiểu được logic cải cách đồng thời có khả năng thúc đẩy những thay đổi cải cách đó.
Ví dụ, khi tôi cùng lúc tái cơ cấu và điều chỉnh bố cục diện rộng, nhiều người nói với tôi rằng tốc độ điều chỉnh quá nhanh, chắc chắn sẽ gặp vô vàn thách thức. Nhưng may mắn thay, trong tổ chức có rất nhiều người đã dốc sức thay đổi, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua giới hạn của bản thân, nỗ lực hợp tác công ty giúp đỡ đồng nghiệp.
Kết quả, chỉ trong vỏn vẹn hai tháng, họ đã tạo nên một cục diện hoàn toàn mới. Bởi họ tin chắc rằng việc chú trọng phát triển khu vực, chú trọng tạo ra giá trị cho khách hàng chắc chắn sẽ được thị trường ghi nhận.
"Người phù hợp" có thể ở bên ngoài kia hoặc có thể ở ngay trong nội bộ của chúng ta. Họ không hề khan hiếm như mọi người nghĩ. Ngược lại, chỉ cần xác định rõ được mục tiêu và trách nhiệm, bạn sẽ thấy rằng "người thích hợp" có thể tạo ra giá trị mới bằng cách ở bên "đúng người".
Các công ty cần "người phù hợp" thay vì "người giỏi." Nhân tài thực sự không phải là bạn đã tạo ra được bao nhiêu thành tựu, mà là tạo ra được bao nhiêu giá trị riêng trên nền tảng những giá trị chung.
Doanh nghiệp và tiếp thị