Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình thông tin về sự việc 6 bệnh nhân tử vong
Tối 29/5, Bệnh viện ĐKHB đã tổ chức họp báo về việc 6 bệnh nhân chạy thận tại khoa Thận nhân tạo tử vong bất thường sau khi chạy thận.
Tiếp tục cập nhật...
Liên quan đến sự việc 18 bệnh nhân đang chạy thận có biểu hiện bị dị ứng và 6 người đã tử vong ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, tối 29/5, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tổ chức buổi họp báo về sự việc nghiêm trọng trên.
Rất đông các PV có mặt tại buổi họp báo.
Tại buổi họp báo, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê và các cán bộ của Bộ Y tế hết sức bất ngờ trước sự việc xảy ra ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác xuống phối hợp với Sở y tế Hoà Bình cùng với các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành của BV Bạch Mai lên cứu chữa người bệnh.
Đến 20h40 phút, Tiến sỹ Khuê đề nghị ngành Y tế Hoà Bình tập trung vào cứu chữa người bệnh.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, khoa Thận Nhân tạo đã ngừng hoạt động.
Sự việc xảy ra quá bất ngờ, khiến cho người nhà các bệnh nhân vô cùng đau đớn, bất ngờ.
Bác sỹ Trương Quý Dương – Giám đốc BVĐK tỉnh Hoà Bình gửi lời xin lỗi tới gia đình các bệnh nhân và gia đình các bệnh nhân về sự việc xảy ra tại bệnh viện.
Ban lãnh đạo và nhân viên bệnh viện rất buồn về sự việc vừa xảy ra.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo BVĐK Hoà Bình cho biết, trong số các bệnh nhân không qua được thì có bệnh nhân đã gắn với bệnh nhân gần 10 năm, gần như bệnh nhân chạy thận nhân tạo rất gắn bó với các cán bộ và nhân viên bệnh viện.
Thông tin nhanh về sự việc, lãnh đạo bệnh viện cho biết, sáng ngày 29/5, có 18 máy chạy thận cho các bệnh nhân.
Sau 45 phút chạy thận, một số bệnh nhân co biểu hiện buồn nôn, khó thở
Ngay sau đó, bệnh viện đã cho ngừng chạy máy và báo cáo lãnh đạo bệnh viện và Sở Y tế.
Đến thời điểm này đã có 6 bệnh nhân tử vong, 12 bệnh nhân còn lại thì có 2 trường hợp nguy kịch, tiên lượng khó lường. Còn 10 trường hợp đã qua cơn nguy kịch.
Trương Quý Dương – Giám đốc BVĐK tỉnh Hoà Bình phát biểu.
Sau khi xảy ra sự việc, bệnh viện đã niêm phong toàn bộ máy móc, thuốc men tại khoa Thận nhân tạo.
Ban đầu, BVĐK tỉnh đã hỗ trợ bệnh nhân tử vong 10 triệu đồng, UBND tỉnh hỗ trợ các nạn nhân tử vong 5 triệu đồng.
Ngay trong ngày 29/5, lãnh đạo Bộ y tế đã cử đoàn công tác xuống bệnh viện đề nghị bệnh viện ổn định tâm lý để cứu chữa cho các bệnh nhân.
Tại buổi họp báo, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng _ Trưởng khoa Thận BV Bạch Mai cho biết, khi nhận được tin của BV Hoà Bình báo cáo, các lãnh đạo BV Bạch Mai đã nhận định đây là tai biến y khoa nghiêm trọng.
"Hiện, đơn vị BV Bạch Mai đi giúp đỡ cho các khoa thận nhân tạo rất nhiều trong cả nước. Với trách nhiệm của người đi đào tạo giúp đỡ, chúng tôi gửi lời chia buồn tới gia đình các bệnh nhân gặp sự cố.
Sau khi họp giao ban xong, vào sáng nay (29/5), chúng tôi nhận định đây là trường hợp rất nghiêm trọng và đã chỉ đạo ngay công tác cứu chữa cho các bệnh nhân còn lại. Sau đó, chúng tôi mời bên chống độc Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn nhanh.
Thấy tình hình diễn biến xấu, chúng tôi cử ngay một đoàn công tác lên đường. Khi cập nhật thông tin về lãnh đạo Bệnh viện, chúng tôi thấy đây là một sự việc rất hy hữu.
Trực tiếp giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã cử đoàn công tác bằng mọi giá cứu các bệnh nhân bởi vì bệnh nhân chạy thận nhân tạo không thể dừng được", Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi họp báo.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng cũng cho hay, trong chạy thận nhân tạo có khá nhiều biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, chỉ xảy ra đơn lẻ với các sự cố một số bệnh nhân chứ không nghiêm trọng như sự cố lần này. Và có rất nhiều khâu tham gia vào việc để bệnh nhân được chạy thận nhân tạo.
Để tìm nguyên nhân phải thực hiện ngay lập tức. Còn đối với các bệnh nhân gặp sự cố sẽ được điều trị tốt nhất. Đây là một bài học cực kì đau xót đối với những y bác sỹ làm nghề chạy thận.
Bác sỹ chuyên khoa 2 Trần Duy Khánh – Giám đốc Sở Y tế Hoà Bình phát biểu tại cuộc họp, sự cố xảy ra ở BVĐK tỉnh Hoà Bình là sự cố y khoa nghiêm trọng nhất tại ngành y khoa tỉnh nhà từ trước đến nay.
Ngay sau khi ngành y khoa báo cáo, chúng tôi đã báo cáo nghành y tế để xin ý kiến chỉ đạo. Trước mắt, chúng tôi tập chung chăm sóc cho người bệnh còn lại thật tốt. Đồng thời, chúng tôi rất mong muốn giáo sư, cục trưởng các đơn vị đầu ngành giúp chúng tôi cứa chữa cho các bệnh nhân và tìm ra nguyên nhân của sự việc.
Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh Hoà Bình sẽ cố gắng thục hiện công tác cứu chữa bệnh thật tốt cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện ĐK Hoà Bình. Hiện BVĐK Thành phố Hoà Bình có thể tiếp nhận 24 bệnh nhân cho 4 ca chạy thận.
Còn các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển lên Hà Nội để được chạy thận.
Trí Thức Trẻ