Giám đốc Schneider Electric IT Việt Nam: “Công nghệ là chìa khóa tiếp cận cánh cửa ‘bình thường mới’ của các doanh nghiệp.”
Thế giới đang dần thiết lập trạng thái "bình thường mới" sau những thay đổi bởi đại dịch toàn cầu. Trước lời kêu gọi của chính phủ cũng như tình hình thực tế của các doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ trở thành yếu tố tiên quyết để nhanh chóng lấp đầy khoảng trống sụt giảm, đồng thời tạo nên lợi thế cạnh tranh trên đường đua dài hạn.
Cùng trao đổi và chia sẻ với ông Morgan Duarte – Giám đốc Schneider Electric IT Việt Nam (phụ trách thương hiệu APC by Schneider Electric), đồng thời là Phó Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam về sự chuyển dịch số, những xu hướng chính trong thời kì này, giữa làn sóng CMCN 4.0 cùng những giải pháp mà doanh nghiệp có thể đón đầu để thành công.
Thưa ông, theo ông, đâu là những xu hướng chính đang diễn ra trên thế giới trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và sự cần thiết phải thiết lập trạng thái "bình thường mới" hiện nay?
Như chúng ta biết, một sự kiện không mong đợi đã diễn ra trên toàn cầu và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Việt Nam là một trong số các quốc gia, đến hiện tại, có thể nói đã kiểm soát dịch thành công, tiến đến bước tiếp theo là thiết lập trạng thái "bình thường mới". Vì CMCN 4.0 đã diễn ra nhanh hơn dự kiến do tác động của đại dịch, ngay lúc này đây, các doanh nghiệp cần phải số hóa từ quy trình hoạt động nội bộ đến cách thức tương tác, giao tiếp với khách hàng, tác động bởi các biện pháp cách ly hành chính. Với lời kêu gọi và sự hỗ trợ của chính phủ, tôi nhận thấy các doanh nghiệp đang tận dụng tối đa công nghệ để đảm bảo việc hoạt động diễn ra bình thường nhất mà không có/có ít sự tham gia của con người, hoặc hỗ trợ con người thực hiện công việc hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất. Công nghệ chính là chìa khóa để giúp doanh nghiệp giải quyết được hai bài toán trên, trong bối cảnh "bình thường mới" này.
Để có thể tận dụng được công nghệ mới nhất, các doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyển đổi số - xu hướng chính yếu trong những năm tới đây, và nhanh chóng lên kế hoạch hành động cho doanh nghiệp của mình. Chuyển đổi số nhằm tái cấu trúc vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so với những phương thức truyền thống như cắt giảm chi phí hay tìm cách nâng cao thị phần sản phẩm. Xu hướng này diễn ra trong mọi lĩnh vực, với những công nghệ chính như: công cụ thiết kế dựa trên mô hình, robot và công nghệ AI, điện toán biên, công nghệ máy học. Nắm bắt những xu hướng này sẽ giúp doanh nghiệp, một là đảm bảo việc kinh doanh liên tục, hai là tối ưu hóa vận hành và ba là, phát triển các thế mạnh về sản phẩm để bứt phá trong thời kì "bình thường mới".
Điện toán biên được liệt kê là một trong bốn xu hướng công nghệ chính trong giai đoạn tiếp theo, ông có thể giải thích thêm về sự ra đời và phát triển tất yếu của giải pháp này không?
Điện toán biên, định nghĩa một cách đơn giản, là công nghệ để đưa các ứng dụng và dữ liệu đến gần hơn với các thiết bị và người dùng. Theo báo cáo của Gartner, vào năm 2022, 75% dữ liệu của các doanh nghiệp sẽ được tạo ra và xử lý tại vùng biên mạng. Đây là một dự đoán tích cực cho thị trường điện toán biên trên toàn thế giới. Vì thế, điện toán biên là một trong những xu hướng quan trọng tiếp theo mà các doanh nghiệp cần chú ý.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của điện toán biên. Đầu tiên có thể kể đến sự gia tăng trong nhu cầu lưu trữ, xử lý và truyền dẫn dữ liệu do sự gia tăng của các thiết bị kết nối. Điện toán đám mây – phương án quen thuộc của các doanh nghiệp, giờ đây không còn giữ được ưu thế khi thách thức về độ trễ, băng thông và tính bảo mật gây nên trở ngại cho việc phản ứng nhanh và chính xác. Trong khi đó, điện toán biên cho phép các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh khi có thể giảm độ trễ truyền dẫn, tăng cường bảo mật thông tin và tăng tốc độ xử lý dữ liệu.
Ngoài ra, nhu cầu giám sát từ xa nhưng vẫn duy trì tính linh hoat, bền bỉ, bảo mật và kết nối của các doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có nguy cơ diễn biến phức tạp. Vì chúng ta luôn cần sẵn sàng cho nhiều sự kiện bất ngờ khác có thể xảy đến trong tương lai, nên việc đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là điện toán biên sẽ mang đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Ông có thể cho biết, điện toán biên trên thế giới hiện đang phát triển ở mức nào không?
Như tôi có đề cập ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển nhanh chóng của điện toán biên trong tương lai gần. Một vài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những dự đoán tương tự. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của MarketsandMarkets, giá trị thị trường của điện toán biên sẽ tăng trưởng từ 2.8 tỷ đô la năm 2019 lên 9.0 tỷ đô la năm 2024. Châu Á Thái Bình Dương là một trong ba khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất và có mức độ tăng trưởng nhanh nhất cùng với Bắc Mỹ và Châu Âu. Việc gia tăng các thiết bị IoT, thiết bị cảm biến, giám sát cũng tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề tìm đến giải pháp điện toán biên. Số liệu của Gartner ở trên cũng là một minh chứng cho sự phát triển của điện toán biên.
Năm 2020 chứng kiến một sự kiện bất ngờ trên quy mô toàn cầu với mức độ khẩn cấp cao, càng nhấn mạnh thêm sự cần thiết của điện toán biên để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì "bình thường mới". Điện toán biên đóng vai trò định hình lại tình hình xã hội, bằng cách thu hẹp khoảng cách gây ra bởi đại dịch và tạo nên nền tảng vững chắc với những giá trị lâu dài và bền vững cho tương lai. Rõ ràng, điện toán biên đã hỗ trợ rất nhiều trong việc thu thập và xử lý dữ liệu, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định kịp thời trong thời gian thực, dù trong điều kiện xa xôi và không có nhân lực túc trực tại chỗ.
Không khó để tìm thấy những doanh nghiệp đang áp dụng thành công điện toán biên để nâng cao quy trình sản xuất kinh doanh của họ. Amazon có lẽ không còn là một cái tên xa lạ với chúng ta, tương tự như việc người Mỹ quen thuộc với Amazon Go. Amazon Go là một chuỗi các cửa hàng tiện lợi ở Mỹ với mục tiêu không xếp hàng, không quầy tính tiền, không kiểm tra hàng hóa. Mọi người chỉ cần đi vào, lấy thứ mình cần, và đi ra. Tất cả quy trình theo dõi, giám sát và thanh toán được thực hiện bởi công nghệ. Để làm được điều đó, họ không chỉ cần những công nghệ riêng biệt như khoa học máy tính, máy học, trí tuệ nhân tạo, thuật toán chuyên sâu hay các công nghệ cảm biến. Amazon Go cần nhiều hơn thế. Đó phải là một môi trường thích hợp để mọi thứ hoạt động suông sẻ. Đó là hạ tầng cơ sở năng lượng giúp kết nối các thiết bị IoT với nhau. Đó còn là khả năng kết nối không dây đến các thiết bị di động và cả một nền tảng IT tối ưu hóa thời gian hoạt động đến 99,9%. Tất cả những điều tôi kể trên chính là giải pháp điện toán tích hợp tại biên.
Thêm một ví dụ nữa về mô hình của Decathlon trong công nghệ thanh toán tự động. Họ sử dụng nhãn dán RFID và thanh toán trên di động, được thực hiện bởi các quầy thanh toán tự động. Chúng sẽ quét và lưu lại hình ảnh về giá và chi tiết sản phẩm, sau đó in hóa đơn cho người dùng. Giải pháp này tích hợp tất cả các bước trong quy trình từ nhà máy đến địa điểm phân phối – khu vực biên mạng. Bằng cách ứng dụng điện toán biên, Decathlon đã nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa quy trình vận hành của họ.
Với kinh nghiệm 5 năm ở Việt Nam, chứng kiến và thấu hiểu thị trường, theo ông Việt Nam đang bước vào giai đoạn nào của điện toán biên, thưa ông?
Có thể nói rằng, Việt Nam đang ở những giai đoạn đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và chính phủ đang tập trung vào việc số hóa, chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp đến công nghiệp, y tế, giáo dục…. Ở bước này, chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển điện toán đám mây, từ đó có thể đồng bộ dữ liệu trên nền tảng chia sẻ chung. Tuy nhiên tôi tin rằng, cùng với xu hướng chung trên toàn thế giới, đồng thời khi cả nước đang cùng nhau thiết lập "bình thường mới" theo lời kêu gọi của chính phủ, Việt Nam cũng sẽ có sự chuyển dịch tương tự, hướng đến điện toán biên.
Nhận thức được tầm quan trọng của điện toán biên, chúng tôi cũng đã thấy một sự gia tăng đáng kể những ứng dụng của điện toán biên vào trong các nhà máy, cơ sở kinh doanh, đặc biệt là những quy trình tự động hóa. Chúng tôi cũng đã tiến hành trao đổi với một số nhà bán lẻ về việc chuyển đổi số của họ trong tương lai, chẳng hạn như việc cập nhật giá một cách tự động hoặc nhanh chóng tiếp cận nguồn dữ liệu khách hàng khi cần thiết.
Tôi tin rằng đây là những dấu hiệu tích cực báo hiệu một tương lai tươi sáng của điện toán biên tại Việt Nam.
Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn này?
CMCN 4.0 là cơ hội cũng đồng thời là thách thức. Chúng ta cần phải nắm bắt nhanh những công nghệ mới nhưng cũng cần phải thử nghiệm kĩ càng. Điều đó có nghĩa là, các doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu, lộ trình áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Sau đó, các doanh nghiệp nên áp dụng theo từng bước một, lựa chọn những mô hình tích hợp hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT để đáp ứng đủ nhu cầu mở rộng của mình. Điều quan trọng là chúng ta cần phải hành động sớm, ngay lúc này. Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy, có kinh nghiệm và nền tảng vững chắc sẽ giúp các bạn trong quá trình chuyển đổi số này.
Với vai trò là nhà cung cấp giải pháp tích hợp về hạ tầng IT và phần mềm, APC by Schneider Electric có giải pháp gì để đón đầu xu hướng điện toán biên?
Chúng tôi đã đồng hành với các doanh nghiệp Việt trong suốt hơn 25 năm qua, với vai trò là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp tích hợp về hạ tầng IT và phần mềm, chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm và giải pháp biên để giúp doanh nghiệp quản lý năng lượng hiệu quả hơn, chuyển đổi số thành công và phát triển bền vững.
Chúng tôi hiểu rằng, để chuẩn bị cho điện toán biên, cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng. Tại vùng biên mạng, với hạn chế về không gian, nhưng vẫn yêu cầu sự linh hoạt, bền bỉ, chắc chắn, chúng ta cần một giải pháp tích hợp nhỏ gọn. APC by Schneider Electric giới thiệu đến các doanh nghiệp EcoStruxure Micro Data Center – tiểu Trung tâm dữ liệu (TTDL) EcoStruxure. Giải pháp tích hợp đầy đủ một môi trường điện toán biên có thể cấu hình và bảo mật với các cấu phần CNTT cần thiết, sử dụng cơ sở hạ tầng hội tụ hay siêu hội tụ, bao gồm giá đỡ, UPS, thanh phân phối nguồn, hệ thống làm mát, cảm biến, phần mềm quản lý. Tiểu TTDL của chúng tôi sở hữu ba tính năng vượt trội: đảm bảo an toàn và an ninh, triển khai đơn giản và khả năng giám sát từ xa, từ đó đảm bảo sự vận hành thông suốt và năng suất trong bất kể tình huống nào.
Vừa qua, chúng tôi cũng giới thiệu đến thị trường Việt Nam sản phẩm EcoStruxure 6U Wall Mount, thuộc dòng C-series của tiểu TTDL EcoStruxure. Đây là tiểu TTDL nhỏ gọn dành cho môi trường văn phòng và thương mại, đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc xây dựng một hạ tầng cơ sở các thiết bị IT mang tính dự phòng, bảo mật và khả năng giám sát từ xa. Ngoài ra, sản phẩm là bước đột phá khi đề cao tính đơn giản, thiết kế nhỏ gọn, không tốn không gian sàn nhưng vẫn đảm bảo phục vụ các hệ thống lớn, cho phép kết nối cùng lúc nhiều thiết bị. Chúng tôi tin tưởng đây sẽ là giải pháp phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Schneider Electric có cam kết gì trong giai đoạn tiếp theo để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt không, thưa ông?
Đồng hành với Việt Nam hơn 25 năm, Schneider Electric luôn là đơn vị tiên phong trong số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa. Đứng trước nhu cầu thiết lập tình trạng "bình thường mới" và thực tế Việt Nam ở giai đoạn bản lề của điện toán biên, Schneider Electric luôn sẵn sàng đón đầu và nắm bắt những công nghệ mới nhất, từ đó cung cấp cho các doanh nghiệp Việt những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất để có thể chuyển đổi số thành công.
Xin cảm ơn ông Morgan!
Để tìm hiểu thêm các thông tin về giải pháp điện toán biên của Schneider Electric, truy cập. https://www.se.com/vn/vi/work/campaign/edge-computing.jsp